19/10/2012 06:20 GMT+7

Nhìn lại Tự Lực Văn Đoàn

L.Đ.
L.Đ.

TT - Hội thảo khoa học Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn - 80 năm nhìn lại do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM, khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, tạp chí Thế Giới Mới đồng tổ chức sẽ diễn ra vào sáng 20-10 tại ĐH Sư phạm TP.HCM.

yLifSjyU.jpgPhóng to
Thủ bút của Vũ Đình Liên chép bài Ông đồ sáng tác năm 1936 và ba bài tiếp theo, hình thành “Bản hợp xướng Ông đồ”. Bản thủ bút sẽ được trưng bày cùng các sách quý hiếm bên lề hội thảo - Ảnh: V.H.T.

Đây là hội thảo quy mô, tập hợp tham luận của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, cán bộ giảng dạy trong cả nước để làm rõ và chia sẻ cũng như khẳng định những đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn ở hai mảng lớn: văn xuôi và phong trào Thơ mới.

Bên lề hội thảo, cùng ngày tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, các nhà sưu tập sách quý hiếm tại TP.HCM cùng tổ chức một triển lãm với hơn 100 đầu sách đoạt giải Tự Lực Văn Đoàn và của nhóm tác giả Tự Lực Văn Đoàn được in lần đầu (trước năm 1945), nhiều quyển trong số đó đã trở nên quý hiếm như: Bùn lầy nước đọng (Hoàng Đạo, 1938), Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam, 1943), Giai phẩm Đời Nay (1943), Vàng và máu (Thế Lữ, 1934), Thi nhân Việt Nam in lần đầu 1942, Thơ thơ (Xuân Diệu, 1938), Lửa thiêng (Huy Cận, 1940), Mây (Vũ Hoàng Chương, 1943), Huế đẹp và thơ (Nam Trân, 1939), Đời mưa gió (Nhất Linh và Khái Hưng, 1935), Đầy vơi (Tchya, 1943)...

L.Đ.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên