23/07/2015 09:31 GMT+7

Nhiễm trùng, mọc nấm ngay vết mổ

BS PHẠM VĂN PHƯƠNG  (trưởng khoa ngoại lồng ngực 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP CẦN THƠ) , T.LŨY ghi
BS PHẠM VĂN PHƯƠNG (trưởng khoa ngoại lồng ngực 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP CẦN THƠ) , T.LŨY ghi

TT - Ông H.H.T.A. (41 tuổi, ở Q.Ninh Kiều, Cần Thơ) cách đây nhiều năm bị ho ra máu, điều trị tại một bệnh viện với chẩn đoán u nấm phổi (trái) và được phẫu thuật ba lần.

Sau đó ông A. xuất viện với thành ngực lành lặn. Ông A. không tái khám mà ở nhà chăm sóc vết thương. Bốn năm sau ca mổ, ông A. thấy da vùng vết mổ sưng tấy, chảy dịch nên đến bệnh viện, bác sĩ đề nghị phẫu thuật nhưng gia đình không chịu.

Về nhà tự chăm sóc vết thương, ông A. thay băng ngày 1-2 lần nhưng không dùng thuốc sát trùng, chỉ dùng gạc khô lau dịch bên ngoài vết thương rồi đắp gạc lại. Vết thương nhiễm trùng ăn thủng thành ngực.

Đến tháng 7-2015 ông A. bị chảy máu vết thương nhiều nên đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ.

Khi nhập viện, ông A. sốt nhẹ, vết thương thủng thành ngực (trái) có kích thước khoảng 7x10cm, lộ tim và phổi. Bác sĩ chỉ định mổ bán cấp để thám sát cầm máu, trong quá trình thám sát phát hiện có một cây nấm mọc ngay trên màng ngoài tim của ông A..

Trường hợp thứ hai là ông P.V.M. (61 tuổi, ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long). Ông M. được Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ chẩn đoán tràn dịch màng phổi phải, được chọc hút dịch sáu lần và cho xuất viện.

Sau đó ông M. tiếp tục bị khó thở, nhập viện trở lại và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ điều trị. Tại đây, ông M. được thay ống dẫn lưu to hơn, nằm viện hai tuần gia đình yêu cầu cho về nhà ăn tết.

Sau hai tuần ông M. nhập viện lại, điều trị một thời gian thì được xuất viện. Nhưng xuất viện được năm tuần ông M. lại nhập viện vì nhiễm trùng vết mổ/ổ cặn màng phổi. Lần này các bác sĩ chưa cho bệnh nhân xuất viện vì sợ bệnh nhân không chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách sẽ tái nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Để tránh việc nhiễm trùng đáng tiếc, bệnh nhân khi xuất viện cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh thay băng mỗi ngày đúng hướng dẫn, sau sáu tháng các mô hạt (thịt) sẽ mọc lại lấp đầy khoảng trống vết thương nhiễm trùng.

BS PHẠM VĂN PHƯƠNG (trưởng khoa ngoại lồng ngực 
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TP CẦN THƠ) , T.LŨY ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên