17/09/2005 06:12 GMT+7

Nhập trùn đỏ: Cần cảnh giác!

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (ĐH Cần Thơ)
TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (ĐH Cần Thơ)

TT - Gần đây, báo chí có phát hiện loại “trùn đỏ” (là côn trùng của họ Choronomidae thuộc bộ Diptera) được nhập lậu để làm thức ăn cho cá cảnh. Tôi đề nghị cần hết sức đề cao cảnh giác khi để cho nhập nội loài côn trùng này...

rervcHbw.jpgPhóng to
Dòi đục lá sen ở Đồng Tháp Mười
TT - Gần đây, báo chí có phát hiện loại “trùn đỏ” (là côn trùng của họ Choronomidae thuộc bộ Diptera) được nhập lậu để làm thức ăn cho cá cảnh. Tôi đề nghị cần hết sức đề cao cảnh giác khi để cho nhập nội loài côn trùng này...

Trước tiên, tôi rất nhất trí rằng đa số các loài của họ côn trùng này (trên 3.000 loài) chẳng những vô hại vì ấu trùng của chúng chỉ ăn chất hữu cơ đang phân hủy trong nước và thành trùng không cắn chích hay truyền bệnh, mà còn có lợi vì là nguồn thức ăn dồi dào trong tự nhiên cho cá con và cho các loài thiên địch của sâu hại cây trồng. Do đó, đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên cần phải được bảo vệ, đặc biệt là bằng cách giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trong môi trường nước như ruộng lúa chẳng hạn.

Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với một số ý kiến cho rằng cũng cần phải cảnh giác đối với chúng, không để cho các loài lạ xâm nhập trong nước mà không qua công tác kiểm dịch động vật. Bởi vì trước đây có ai nghĩ ra rằng ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) được nhập khẩu để nuôi làm thức ăn và xuất khẩu lại có thể trở thành một đại dịch khi chúng thoát ra ngoài đồng ruộng và tấn công cây lúa như hiện nay.

Do đó khi nhập ong ký sinh Asecodes hispinarum (Scelionidae, Hymenoptera) vào trong nước để dập dịch bọ ăn lá dừa (Bronstispa longissima) như hiện nay thì các qui trình kiểm dịch và nhân nuôi để thử nghiệm đã được thực hiện rất kỹ theo đúng thủ tục quốc tế để bảo đảm không có sai phạm.

Ở đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay chúng tôi vẫn thường lạc quan với loài côn trùng này vì mật số phong phú của một số loài thuộc chi Chironomus, thường được gọi là “muỗi nâu” (vì rất giống con muỗi nhưng có màu nâu và không có kim chích), vào đèn rất nhiều trong khoảng tháng chín, mười và được coi là một chỉ báo (bio-indicator) của sự đa dạng sinh học trong môi trường.

iAMztnBW.jpgPhóng to

Hình ảnh phóng đại

Tuy nhiên, gần đây bộ môn bảo vệ thực vật của khoa nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) ghi nhận được hai trường hợp có dấu hiệu tấn công cây trồng của một số loài đặc biệt nào đó thuộc họ muỗi Chironomidae:

1) Gốc của cây tràm con trong rừng đặc dụng bị ăn khuyết ở dưới mặt nước làm cho cây úa vàng và chết đồng loạt, mà tác nhân không tìm thấy gì khác hơn là mật số rất cao của ấu trùng đang sống trong đó.

2) Lá sen trong khu vực sản xuất ở Đồng Tháp Mười bị đục thành đường hầm ngoằn ngoèo bởi một loại ấu trùng mà phân loại sơ khởi cho thấy có thể là một loài thuộc họ Chironomidae.

Công tác nghiên cứu đang được tiếp tục để xác định loài và mức độ gây hại. Chúng mới xuất hiện gần đây là do vừa từ đâu tới, hay do môi trường thiên nhiên bị xáo trộn và biến động theo khuynh hướng thuận lợi cho chúng gia tăng mật số, cũng giống như sự bộc phát thành dịch của bọ ăn lá dừa? Cần có một nghiên cứu sâu mới có thể trả lời được câu hỏi này một cách có căn cơ nhằm làm cơ sở cho công tác bảo vệ môi trường, đang ở trong thời kỳ ngày càng được khai thác triệt để.

Do đó, qua vấn đề “trùn đỏ” nhập lậu nói trên tôi đề nghị công tác kiểm dịch thực vật và động vật ở các cửa khẩu cần phải được tổ chức nghiêm ngặt hơn nữa theo đúng tinh thần hội nhập. Đặc biệt, đây là một loài côn trùng thuộc vùng ôn đới nên khi vào vùng nhiệt đới thì khả năng sống sót và thích nghi sẽ cao hơn của trường hợp ngược lại.

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH (ĐH Cần Thơ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên