Phóng to |
Sang Mỹ (Garden Grove, California), ông từng mở một quán phở... chui (không bảng hiệu) tại nhà, khách hàng toàn bạn bè, người quen. Phở Tuấn Khanh giá đắt hơn các tiệm phở tên tuổi hẳn hoi, nhưng vẫn luôn đông khách nhờ hương vị đúng là phở thứ thiệt. Ban đầu tưởng nấu chơi, ai ngờ thắng thật và khi ai cũng biết thì không bán được nữa vì quá mệt, vì ở Mỹ sẽ không có "cửa" cho chuyện... làm chui!
Người viết bài này từng được thưởng thức phở Tuấn Khanh trong một bữa cơm gia đình chiêu đãi bạn bè từ VN sang. Trước đó ông đã hỏi kỹ sẽ có bao nhiêu người đến để chuẩn bị nồi nước dùng thích hợp cũng như mọi thứ thịt thà, gia vị. Từng thứ đều được ông cân đong đo đếm kỹ, chi ly từng chút một. Quả thật danh bất hư truyền, ăn tô phở do ông nấu tại Mỹ còn thơm ngon hơn nhiều tiệm phở có tên tuổi ở TP.HCM. Miếng thịt chín và miếng gầu, vè đều đạt chuẩn.
Về VN để chuẩn bị làm album Hoa soan bên thềm cũ, ông đến phòng thu chăm sóc chi ly từng nốt nhạc hòa âm, nhưng vẫn không quên đến nhà một người bạn để hướng dẫn cách làm món miến xào cua, bảo đảm chất lượng cỡ từ tiệm 94 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 trở lên. Đôi tay ông thoăn thoắt bóc cua, xào miến, nêm nếm gia vị... thật chẳng khác nào đôi tay một nghệ sĩ dương cầm đang nhảy múa trên các phím đàn. Và đó là đôi tay của một người trên 70 tuổi!
Ông ví von: "Nấu một món ăn cũng như sáng tác một ca khúc. Muốn ngon, muốn hay, đó phải là một tác phẩm nghệ thuật đạt đỉnh cao của sự hài hòa từng yếu tố một, trong đó nhất thiết phải có niềm đam mê và sự tận tụy, chặt chẽ đến từng chi tiết".
Áo Trắng số 35 (ra ngày 1-11-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận