17/01/2006 20:16 GMT+7

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Hát ru có sức sống mãnh liệt

Theo Lao Động
Theo Lao Động

Ba tác phẩm của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng lúc đoạt giải thưởng âm nhạc 2005 của Hội Nhạc sĩ VN. Điều này chứng minh một nghịch lý đối với riêng ông: Càng già, càng dẻo dai trong nghề.

9QS7yhPo.jpgPhóng to
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ
Ba tác phẩm của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cùng lúc đoạt giải thưởng âm nhạc 2005 của Hội Nhạc sĩ VN. Điều này chứng minh một nghịch lý đối với riêng ông: Càng già, càng dẻo dai trong nghề.

"Hát ru Việt Nam" của Lư Nhất Vũ - Lê Giang đoạt giải nhất thể loại tác phẩm nghiên cứu. Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM) đầu tư toàn bộ công trình này. Hai tác giả ngoài việc mở kho tàng hát ru sưu tầm từ nhiều năm nay, còn gửi thư khắp mọi miền để sưu tầm thêm dân ca Ê Đê, M'Nông, dân tộc Hoa ở Bạc Liêu và Kiên Giang... Như thế, tác phẩm này bao gồm những bài hát ru của 25 dân tộc. Trong phần phụ lục, có cả 34 ca khúc hát ru cùng các bài viết về hát ru của GS Trần Văn Khê, Xuân Diệu, Nguyễn Duy.

Tác phẩm hợp xướng "Khởi nghĩa Nam Kỳ" gồm 3 chương, dài 18 phút, tác giả viết phần đệm piano cho Dàn nhạc Giao hưởng và vũ kịch TPHCM (do Lý Giai Hoa dàn dựng), đoạt giải ba (không có giải nhất). Cuối cùng là "Dân ca Trà Vinh", một nửa là dân ca Khmer, do Lư Nhất Vũ - Nguyễn Văn Hoa - Lê Giang biên soạn, đoạt giải nhì thể loại sưu tầm.

* Thưa nhạc sĩ, đây có phải là mùa bội thu nhất của ông?

- Đó là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, phải bỏ nhiều công sức vất vả lắm và cũng phải kể đến sự hỗ trợ không nhỏ của anh em bạn bè khắp cả nước. Tôi nghĩ nếu tôi không làm, thì anh em khác cũng làm được.

Nhưng riêng về mảng Nam Bộ thì tôi đã bỏ ra gần cả cuộc đời để nghiên cứu, sưu tầm, sẵn sàng cung cấp tư liệu cho ai cần tham khảo; nhưng không hiểu sao chẳng thấy người nào hỏi đến cả. Vì muốn phân tích về dân ca ở vùng đất Nam Bộ thì rất khó. Hát ru ở đây có đủ 3 miền Bắc - Trung - Nam. Chỉ ở vùng đất này mà có đến 473 điệu lý, chưa kể còn sót 2-3 điệu lý từ miền Trung đưa vào.

* Qua công trình nghiên cứu về hát ru, ông thấy đặc điểm nào nổi bật nhất ở kho tàng phong phú, đa dạng này?

- Nhiều loại hình khác bị mai một, nhưng hát ru thì vẫn có sức sống mãnh liệt, nhất là ở các vùng dân tộc. Qua công trình này, tôi thấy rõ một điều là ký âm phần hát ru của các dân tộc khó lắm, nhiều khi phiên âm không nổi, chỉ lấy nội dung chính, nhà thơ Lê Giang chuyển thành bài hát.

Ở miền Trung, văn bản về hát ru rất hiếm, nhất là dân ca Liên khu 5. Quảng Bình mà tìm thấy bài hát ru là "mừng thấy bà". Dù sao đi nữa, ký âm được dân ca Việt, hát ru Việt để những câu hát dân gian không bị thất truyền là tôi vui lắm rồi.

* Còn về hợp xướng, vì sao ông lại chọn đề tài "Khởi nghĩa Nam Kỳ"?

- Đề tài này tôi định viết nhiều lần rồi, mà đến nay cũng ít thấy có bài hát nào hay tác phẩm âm nhạc nào viết về thời điểm lịch sử đáng nhớ ấy cả. Hợp xướng có ba chương: Chương 1 về khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu, chương 2 về sự hy sinh của những lãnh đạo xứ Nam Kỳ trước pháp trường và chương cuối - "Nắng thu bừng sáng", chủ đề phát triển, đưa tới Cách mạng Tháng Tám.

Theo Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên