![]() |
Nhà văn - nhà báo Võ Thị Hảo |
* Tại sao lại là lựa chọn ấy, thưa chị?
- Từ Đạo Hạnh - Thần tông là một nhân vật đa diện, với rất nhiều lầm lạc và rất nhiều khát vọng. Khát vọng quyền lực, ham hố lạc thú và sự yếu đuối của ông ta trong việc trị nước đã làm khổ nhiều người và làm khổ chính mình. Một vài truyền thuyết xung quanh ông đã bộc bạch niềm thông thái của nhân gian với những hiện tượng linh thiêng huyền bí.
Ông là nhân vật có thực, nhưng không thực đến độ đóng khung làm nghèo nàn trí tưởng tượng. Tôi cần ông, vì ông có những khoảng trống mà tôi có thể bù đắp và đưa ông trở lại thế giới này, với những thiết tha bổi hổi của cõi người - của ngày hôm nay. Tôi lại còn cần ông hơn nữa, vì ông là thanh nam châm hút theo những nhân vật lịch sử nổi tiếng khác như Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành, Lý Trác...
* Chị đã dồn tâm huyết cho một thể loại không dễ hút bạn đọc hiện nay và không mấy có nhà văn nữ nào "ghi điểm" được với nó, lại trong sự bề bộn của công việc làm báo và cuộc sống của người phụ nữ nuôi con một mình...
- Tôi cũng tiếc: Nếu như tôi có thời gian và nghị lực hơn, cuốn tiểu thuyết này đã ra đời vào cuối năm 2001. Trong nhiều ngày nghỉ cuối tuần của năm 2001, mỗi ngày tôi đã viết được một... chương. Thân phận của tôi khiến tôi đôi khi viết văn như cầu nguyện.
* Sau nỗi đau "giữa đường đứt gánh", "Biển cứu rỗi" (tên một tập truyện ngắn đầu tay của Võ Thị Hảo), hiện tại của chị ?
- Hai con gái tôi đã "cứu rỗi" tôi khi nhờ con, tôi cảm nhận được thêm nhiều khía cạnh khác của tình yêu thương. Cảm giác làm mẹ là cảm giác đau thực thể trong ruột, nếu thấy con mình giẫm phải gai. Một trong hai cô con gái của tôi được khuyến khích theo nghiệp làm báo của mẹ, cũng vì tôi luôn quan niệm: Hãy yêu nghề báo, vì ngoài việc nó là một nghề nuôi sống ta, nó còn là một nghề có thể cứu được vài người bất hạnh nào đó và là nghề đem sự thật đến cho mọi người. Khi đó, nghề báo, và đương nhiên, nghề văn, cũng là một sự "cứu rỗi".
* Không lẽ chị chưa từng có lần nghe câu biếm: "Các nhà văn nữ xuất hiện chỉ làm cho lượng giấy vụn trên thế giới tăng lên" vì họ thường... "bịa rất dở"?
- Nếu quả thực có người viết và nghĩ như vậy thì đó là quyền của họ. Sự thẩm định văn chương xưa nay không phụ thuộc vào ý thích của một ai đó. Không ai qua mặt được vị trọng tài thời gian. Nhà phê bình nào đồng hành được với thời gian, người đó mới có được một chút hy vọng rằng mình có thể có một phần chân lý.
* Sau Giàn thiêu, liệu có là một sự trở lại với truyện ngắn để chờ "hồi sức"?
- Trái lại, lại tiếp tục là tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ. Vài tập kịch bản phim và vài cuốn sách, có thể còn có một tập thơ nho nhỏ... Mơ dành nhiều thời gian hơn cho con và được yêu mình hơn một chút.
* Cảm ơn chị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận