16/11/2003 18:06 GMT+7

Nhã nhạc VN & những kiệt tác khác của nhân loại

Theo LĐ - UNESCO 
Theo LĐ - UNESCO 

Ngày 7-11 vừa qua, UNESCO đã chính thức tuyên bố lần thứ hai công nhận 28 kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại trong đó có nhã nhạc cung đình Huế của VN. Chúng tôi xin giới thiệu thêm vài kiệt tác khác của các nước láng giềng cùng được công nhận trong dịp này.

DqMZUf5Y.jpgPhóng to
Nghệ thuật cổ tranh Trung Quốc
Ngày 7-11 vừa qua, UNESCO đã chính thức tuyên bố lần thứ hai công nhận 28 kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại trong đó có nhã nhạc cung đình Huế của VN. Chúng tôi xin giới thiệu thêm vài kiệt tác khác của các nước láng giềng cùng được công nhận trong dịp này.

Một cách biểu diễn âm nhạc Trung Hoa cổ xưa mà chỉ 50 người còn thực hiện được hoàn hảo, hát xướng Vệ Đà ở Ấn Độ, múa cung đình Campuchia, kỹ năng nhận biết tính chất của hơn 1.000 loài thực vật của những thầy thuốc lang thang ở Nam Phi, một hệ thống giao tiếp giữa các cộng đồng khác biệt ngôn ngữ ở Vanuatu bằng cách vẽ ngón tay lên cát..., đó là một vài trong số 28 kiệt tác đặc biệt được UNESCO công nhận ngày 7-11 là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại" với mục đích chính là bảo tồn.

Nhã nhạc của Việt Nam

yRUmlr4v.jpgPhóng to
Nhã nhạc VN
Với hàm ý là "âm nhạc thanh nhã", nhã nhạc là loại nhạc cung đình của VN biểu diễn tại những dịp lễ lạt, những kỳ hội và tế lễ tôn giáo cũng như các dịp đặc biệt khác như lên ngôi, tang lễ, nhậm chức...

Và theo UNESCO, "trong số nhiều thể loại âm nhạc phát triển ở VN, chỉ có nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia".

Nhã nhạc bắt đầu từ thế kỷ 13, và chín muồi trong cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802-1945). Các vua ưa thích nhã nhạc và cho nó là loại âm nhạc chính thức của cung đình, biểu diễn trong hàng trăm dịp lễ lạt. Nhã nhạc cũng không chỉ gói gọn trong phạm vi cung đình, mà như biểu diễn hiện thời, nó dùng vô số nhạc cụ, trong đó trống chiếm ưu thế, và nhiều trường hợp có thêm cả ca công và vũ công.

Mục đích của tuyên bố này không phải chỉ là công nhận giá trị của các kiệt tác", ông Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO nói, "mà còn yêu cầu các quốc gia có kế hoạch phát triển và gìn giữ chúng".

Tuy nhiên, sự sụp đổ của triều Nguyễn và chiến tranh liên miên sau đó đã đe doạ đến sự sống còn của nhã nhạc. Môi trường thuận lợi không còn nữa, nhã nhạc chỉ còn sống qua một ít các nhạc công còn sót lại đang cố truyền nghề cho hậu duệ. Hiện nay, một vài dạng của nhã nhạc đã sống sót trong các trò tế lễ phổ thông hay lễ lạt tôn giáo.

Nghệ thuật cổ tranh Trung Quốc

Nghệ thuật chơi cổ tranh, loại đàn tranh 7 dây có một vị trí lớn lao trong văn hoá Trung Quốc, gắn bó mật thiết với hội hoạ, thơ ca và văn học nước này. Cổ tranh cũng gắn liền với thiền định, vui chơi tao nhã, tự giáo dục và là dụng cụ biểu diễn solo phát triển nhất tại TQ.

Cổ tranh đã được chơi trong giới quý tộc ở TQ từ 3000 năm nay và đã đạt đến sự hoàn hảo vi tế. Được coi là một trong bốn nghệ thuật mà trí thức TQ phải sành sỏi cùng với thư pháp, hội hoạ và cờ vây; nghệ thuật chơi cổ tranh thực sự đã phát triển đến mức rất phức tạp nhằm biểu hiện các cung bực tình cảm và mô phỏng mây trôi nước chảy...

Tuy nhiên, hiện nay, cả TQ chỉ có chưa tới 1.000 người chơi cổ tranh chuyên nghiệp trong đó đạt trình độ bậc thầy thì còn sống không quá 50 người.

Hát xướng Vệ Đà ở Ấn Độ

OP2nf3yo.jpgPhóng to
Hát xướng Vệ Đà ở Ấn Độ
Kinh Vệ Đà là nền tảng của âm nhạc, thi ca, triết lý của Ấn Độ; và tổng thể văn hoá Vệ Đà chính là một truyền thống văn hoá sống cổ nhất thế giới hiện nay. Các vần thơ của kinh Vệ đà vẫn được hát lên trong những lễ hội và cúng tế thiêng liêng, cũng như được niệm đọc trong cộng đồng.

Và mặc dù văn tự Vệ Đà được chép lại từ hơn nghìn rưỡi năm trước, phương tiện chính để lưu truyền Vệ Đà vẫn thông qua truyền khẩu. Giá trị của truyền thống Vệ Đà không chỉ ở trong văn tự mà còn ở trong các kỹ thuật hát xướng cực kỳ đa dạng được các thầy tu Bàlamôn đào luyện trong hơn 3 nghìn năm qua.

Di sản đồ sộ của Vệ Đà gồm: Rig Vệ Đà tập hợp các khúc ca thiêng; Sama Vệ Đà với các ca khúc đầy chất nhạc; Yajur Vệ Đà gồm những lời khấn nguyện cho thầy tu; và Atharna Vệ Đà gồm ca khúc, thần chú, bùa phép...

Vệ Đà còn góp phần phát triển nhiều ngành nghệ thuật và khoa học của Ấn Độ, trong đó có sự ra đời của khái niệm zero (số 0). Song với sự bùng nổ của phát triển kinh tế, truyền thống truyền khẩu Vệ Đà đang mai một nghiêm trọng, nhiều trường phái sinh hoạt Vệ Đà có nguy cơ biến mất.

Múa cung đình Campuchia

KzUPLOTc.jpgPhóng to
Múa cung đình Campuchia
Cực nổi với cử chỉ tay đầy duyên dáng và trang phục lộng lẫy, múa cung đình Campuchia cũng gắn bó với triều chính hơn 1.000 năm qua.

Sau khi các bậc thầy ca múa bị Khmer Đỏ giết chết và gần như bị xoá sổ trong những năm 1970, loại hình nghệ thuật này vẫn được coi là biểu tượng văn hoá Campuchia trên thế giới. Theo truyền thuyết, múa cung đình cùng ra đời với người Khmer. Và người Khmer coi các vũ công chính là các sứ giả của thần thánh và tiên tổ.

Có 4 típ tính cách trong múa cung đình: Neang người đàn bà, Neayrong người đàn ông, Yeak người khổng lồ, và Sva con khỉ, với các trang phục và cử chỉ khác biệt. Sau 1979, múa cung đình Khmer lại trỗi dậy và phát triển mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay nó chịu cảnh thiếu đầu tư, cạnh tranh với các phương tiện truyền thông mới, đồng thời có nguy cơ thoái hoá vì bị biến thành một đặc sản du lịch với số lượng bậc thầy ca vũ thực sự ngày càng ít đi.

Theo LĐ - UNESCO 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên