29/08/2007 21:23 GMT+7

Nguyên nhân và cách phòng thiếu máu

Theo TS.BS. Đào Kỳ Hưng -Báo Sức khỏe & đời sống
Theo TS.BS. Đào Kỳ Hưng -Báo Sức khỏe & đời sống

Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu ngoại biên. Thiếu máu là một hội chứng gặp trong rất nhiều bệnh có thể dễ nhận thấy, nhưng nhiều khi cũng rất khó xác định nguyên nhân.

pz53mqlZ.jpgPhóng to
Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu ưu sắc.
Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu ngoại biên. Thiếu máu là một hội chứng gặp trong rất nhiều bệnh có thể dễ nhận thấy, nhưng nhiều khi cũng rất khó xác định nguyên nhân.

Nhận biết thiếu máu bằng cách nào?

Bất kỳ thiếu máu do nguyên nhân nào thì cũng có những triệu chứng giống nhau như da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, nhất là niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay. Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Khi gắng sức thấy trống ngực đập mạnh. Tiêu hóa bị rối loạn như tiêu chảy hoặc táo bón.

Nếu thiếu máu kéo dài thì có phù hai chân, phụ nữ bị bế kinh, nam giới bị bất lực. Thiếu máu do tan máu có thể thấy vàng da; có biến đổi ở gan, lách, thận. Một số xét nghiệm cần làm là công thức máu, tỷ lệ huyết sắc tố, có khi cần phải làm huyết đồ, tủy đồ, sinh thiết tủy xương, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc.

Nguyên nhân nào gây thiếu máu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu. Ngoài các bệnh thuộc chuyên khoa sâu về huyết học, ở đây chỉ đề cập đến một số nguyên nhân thường gặp. Trong y văn có nhiều cách sắp xếp phân loại thiếu máu, cách thông dụng nhất là dựa vào số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố (gọi là giá trị hồng cầu). Người ta chia ra thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc và thiếu máu đẳng sắc.

Thiếu máu hồng cầu to, ưu sắc: Do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic, gọi là bệnh thiếu máu ác tính Biermer, ngoài các triệu chứng chung còn thấy tim có tiếng thổi tâm thu, tim to. Lưỡi nhẵn, sáng bóng. Miệng, lưỡi và họng rát như phải bỏng. Có hiện tượng tê cóng, kiến bò ở các chi, phản xạ gân xương mất. Người cắt dạ dày mất yếu tố nội sinh ở vùng đáy dạ dày tiết ra, nên không hấp thu được vitamin B12 cũng bị thiếu máu dạng Biermer.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc: Bao giờ cũng là hậu phát. Thường gặp trong các bệnh mất máu kinh diễn: như bị trĩ, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày, u xơ tử cung, giãn tĩnh mạch thực quản, ho ra máu trong lao, ung thư phế quản, giãn phế quản, giãn động mạch phế quản. Bệnh nhân bị giun móc, giun hút máu, còn gây viêm tá tràng, làm giảm hấp thu chất sắt. Tình trạng thiếu chất sắt như các bệnh về dạ dày, ruột đưa đến hấp thu chất sắt kém. Những người có nhu cầu về sắt cao như phụ nữ có thai, trẻ em đang phát triển nhưng dinh dưỡng kém, gây thiếu chất sắt.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ, đẳng sắc: Thiếu máu do cơ quan tạo huyết gọi là suy tủy (aplasie medullaire) có nguyên nhân từ lao, viêm gan do virut, ngộ độc nghề nghiệp, do thuốc điều trị (kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, tia xạ, thuốc trừ sâu...). Thiếu máu do hủy hoại hồng cầu ở ngoại biên, đó là các bệnh thiếu máu do tan huyết bẩm sinh hay mắc phải (Thalascemie, Minkowski Chauffard), bệnh sốt rét, ký sinh trùng sốt rét làm vỡ hồng cầu; bệnh Banti, Kala-aza, làm cho lách to ra, cường tính, nên các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu qua đó bị hủy diệt nhiều cũng gây tình trạng thiếu máu, cắt lách thì khỏi; bệnh sốt vàng da có đái ra huyết sắc tố.

Các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là liên cầu tan huyết; nhiễm độc gây tan máu như độc tố của nọc rắn, các chất độc khác. Thiếu máu do mất máu cấp: Gặp trong các thương tích đứt mạch máu, vỡ phủ tạng, vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung, phong huyết tử cung rau, ho ra máu “sét đánh”, xuất huyết tiêu hóa cấp...

Ngoài ra thiếu máu còn gặp trong trường hợp người có bệnh phù niêm, xơ gan, viêm thận mạn tính, ung thư, các bệnh máu ác tính như Leucose, bệnh tăng nguyên hồng cầu; bệnh sốt xuất huyết. Các loại thiếu máu trên có thể là đẳng sắc, ưu sắc hoặc nhược sắc.

Phòng bệnh thiếu máu như thế nào?

Nguy cơ của thiếu máu kéo dài sẽ đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, có thể dẫn đến tử vong. Cho nên phải tìm được nguyên nhân của thiếu máu để điều trị mới có hiệu quả. Vấn đề quan trọng là phòng ngừa yếu tố nguy cơ gây thiếu máu như:

Người ta đã tìm mọi cách chống ô nhiễm môi trường để giảm bớt chất độc hại hằng ngày đang thải ra trong không khí, trong đất và nước. Cải thiện môi trường ở nông thôn để giảm bớt nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Kiểm soát việc sử dụng thuốc trừ sâu, các chất độc hại trong sản xuất chăn nuôi và trồng trọt. Bảo đảm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông sản, hải sản, việc cung cấp nước ăn v.v... Tránh dùng thuốc chữa bệnh một cách lan tràn va tùy tiện trong nhân dân

Theo TS.BS. Đào Kỳ Hưng -Báo Sức khỏe & đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên