Phóng to |
Cùng quây quần bên di ảnh NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch - Ảnh tư liệu |
Là một trí thức miền Nam sinh tại Chợ Mới, An Giang, từ tháng 8-1945 tham gia cách mạng - nổi tiếng với bài hát Cương quyết ra đi ông sáng tác sau sự kiện này, cuộc đời Nguyễn Ngọc Bạch gắn liền với kháng chiến, với những hoạt động nghệ thuật, nhất là sau năm 1954.
Tập kết ra Bắc và được đào tạo chính qui bậc đại học ngành đạo diễn, ông gắn bó với sân khấu, từng viết kịch bản, viết nhạc và dàn dựng một số vở diễn nổi tiếng: Máu thắm đồng Nọc Nạn, Người con gái Đất Đỏ, Dệt gấm, Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940...
NSƯT Thanh Tòng nhớ lại sau 1975, các ngành nghệ thuật đều trải qua giai đoạn lao đao chờ được ổn định, riêng cải lương tuồng cổ, hồ quảng của gia tộc Minh Tơ khốn đốn nhất vì không được phép biểu diễn.
Với cương vị là người lãnh đạo ngành văn hóa - phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM lúc bấy giờ, chính Nguyễn Ngọc Bạch đã góp phần đề nghị để nhánh cải lương tuồng cổ được phép biểu diễn trở lại với một sinh khí, hướng đi mới hơn. Đ
ể ghi nhớ ngày nghề nghiệp mình được Nguyễn Ngọc Bạch khai sinh lần nữa, NSƯT Thanh Tòng đã chọn ngày 1-9-1975 là ngày kỷ niệm cải lương tuồng cổ ra đời để cảm cái ơn lớn này.
Còn rất nhiều câu chuyện như thế khi nhớ về ông, để thấy rằng trong một thời điểm quá mới - sau giải phóng - mọi việc còn ngổn ngang thì người làm sân khấu và phong trào sân khấu TP đã may mắn gặp được một vị lãnh đạo trực tiếp như Nguyễn Ngọc Bạch. Cách đối nhân xử thế chân tình, hiểu biết của ông đã thật sự thu phục nhân tâm, khiến họ tin tưởng vào sự tốt đẹp của chế độ mới hầu bắt tay cộng tác với tất cả tài năng, nhiệt tình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận