![]() |
Ở tuổi 83, râu tóc ông đã bạc trắng nhưng vẫn khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Ông vừa từ nhà ga Torino về, ba lô còn đeo trên vai. Ngay sáng hôm sau ông đã phải trở lại nhà ở thành phố Perugia, miền trung nước Ý để chuẩn bị đi họp ở thủ đô Roma sớm. Những ngày sau đó, chúng tôi chủ yếu trao đổi qua e-mail. Ông mời tôi đến chơi nhà ông nếu muốn xem được nhiều sách báo và tư liệu về Việt Nam ở Ý.
Hiện ông là một trong những thành viên năng nổ nhất trong Hội đồng chủ tịch Hiệp hội quốc gia Ý - Việt Nam, hoạt động tích cực vì Việt Nam từ năm 1965 đến nay.
![]() |
Ông Pino Tagliazucchi và tác giả |
- Ngày nay ở Ý, tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh thì ai cũng nghe nói đến, nhưng cuộc đời cũng như nhân cách của Người không phải ai cũng biết. Ở đây ta sẽ gặp phải hai vấn đề: trước tiên là trở ngại về sự khác biệt mang tính văn hóa và lịch sử, vì có thể nói trong con người Hồ Chí Minh vừa có một chiều kích chính trị thế giới, vừa là một người VN chân chính.
Thứ hai, theo tôi, muốn hiểu được hành động của Người, ta phải nhìn thấy được những hoàn cảnh mà Người đã trải qua vào các giai đoạn khác nhau của cuộc đời mình, có thể gọi đó là bối cảnh mà Người được rèn luyện và hoạt động. Đây là vấn đề không đơn giản chút nào. Do đó mà tôi nói là cần có “một nỗ lực để giải thích” và tôi cũng không rõ là mình làm được điều đó tới đâu.
|
- Đây là một câu hỏi thú vị mà cũng khó trả lời. Tôi có thể nói ngắn gọn rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn là một con người, không bao giờ trở thành một “nhân vật”. Tại Hà Nội, bản thân tôi đã được tận mắt nhìn thấy chiếc giường Người nằm lúc lâm chung. Quả thật tôi đã ngỡ ngàng vì không tưởng tượng nổi một nhân vật tầm cỡ thế giới như Người lại trông không khác gì một cụ ông bình dân, với chiếc gậy, đôi dép râu và chiếc đồng hồ reo cũ kỹ. Trong cơn xúc động tôi đã thốt lên hai chữ “Bác Hồ” - mà ở nước tôi người ta không gọi là “Bác” mà gọi là “vị cha già”.
* Tôi nhớ lại trong thời chiến tranh của Mỹ ở VN, tại khắp nơi ở phương Tây người ta đã hô vang “Ho, Ho, Ho, Ho Chi Minh!” như một khẩu hiệu đoàn kết chống chiến tranh đế quốc xâm lược. Phải chăng từ ấy ông nảy sinh ý định viết cuốn sách này?
|
* Động lực cũng như hoàn cảnh nào đã thúc đẩy ông viết cuốn sách này? Ông đã gặp những khó khăn nào? Phải mất bao lâu ông mới viết xong cuốn sách?
- Trước đó, tôi tập trung chủ yếu vào các vấn đề quân sự của cuộc chiến đang diễn tiến ở VN. Nhưng vào năm 1990 tôi đã tham dự hội nghị quốc tế ở Hà Nội nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tôi đã trình bày một bản tham luận nhỏ về ba giai đoạn mà theo tôi là tiêu biểu cho cái mà tôi gọi là sự “tiếp nối và đoạn tuyệt” trong lịch sử đương đại VN: phong trào Cần Vương, sự hình thành cuộc đấu tranh từ 1900 - 1925 với các nhà cách mạng như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, và giai đoạn cách mạng từ 1925 - 1945. Ý định ban đầu của tôi là sẽ viết ba bài tiểu luận.
Cuối cùng tôi cũng viết một bài dài về phong trào Cần Vương, chưa xuất bản, và các phần sau về cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, một con người mà theo tôi là tiêu biểu nhất cho sự tiếp nối của cuộc đấu tranh kéo dài cả 100 năm, đồng thời cũng là một sự đoạn tuyệt với quá khứ về cả các mặt tinh thần lẫn văn hóa.
Về những khó khăn nào tôi gặp phải khi thực hiện công trình này? Đặc biệt có hai khó khăn. Trước hết, cần một chút liều lĩnh mới dám cả gan viết về lịch sử VN mà không biết tiếng Việt và như thế thì không thể sử dụng được nguồn tài liệu gốc VN. Chắc các bạn thông cảm và hiểu cho tôi điều đó. Thứ hai là trong thực tế tôi không có điều kiện để tiếp cận được nguồn tư liệu tại nhiều nước. Cách duy nhất mà tôi làm được là dựa vào những gì mà các nhà VN học nổi tiếng đã viết – cái điều mà anh gọi là “tài liệu tham khảo” đó.
Còn viết cuốn sách trong thời gian bao lâu ư? Thật tình tôi cảm thấy không việc gì mình phải gấp gáp, và kết cấu của cuốn sách cho phép tôi lần lượt trình bày các chủ đề, cuối cùng thì toàn bộ cuốn sách cũng hoàn tất. Có thể nói là đã kéo dài nhiều năm đấy.
* Tôi nhận thấy dường như trong cuốn sách của mình, ông có một cách tiếp cận khác, ví như đối với từng thời kỳ trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đều mô tả khung cảnh chung, nêu lên các nhân vật chính trị, đảng phái cách mạng khác. Có phải ông có dụng ý muốn làm một sự đối chiếu và nêu bật các lựa chọn và hành động của Người là phù hợp nhất cho tình hình từng lúc?
- Tôi chỉ muốn đơn giản trình bày cho người đọc Ý nhìn thấy các bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội của VN lẫn quốc tế, trong đó chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã được rèn luyện và hoạt động, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc và sau cùng là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên đó mới chỉ là một sự phác thảo. Và tôi cũng xin nhắc lại rằng tôi chỉ trình bày điều đó cho độc giả người Ý, cố gắng cung cấp cho họ những cái mốc thời gian cần thiết.
PINO TAGLIAZUCCHI 1924: Sinh ở thành phố Modena. 1964: Khi Đảng Xã hội Ý tách làm đôi, ông đứng về phía đảng cánh tả là Đảng Xã hội đoàn kết vô sản Ý (PSIUP), với tư cách ủy viên trung ương phụ trách quan hệ quốc tế, kiêm luôn tổng biên tập tạp chí quốc tế của đảng, làm việc ở Roma. 1965: Quan tâm đến các vấn đề Việt Nam từ năm 1965, qua nhiều bài viết và sách báo. Ông đã xuất bản các cuốn sách: Điện Biên Phủ, ba nghìn ngày (năm 1969), Ca dao Việt Nam (cùng dịch và viết với giáo sư Nguyễn Văn Hoàn ở Hà Nội, năm 2000) và mới đây là Tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh (1890-1945). Hiện ông còn nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam chưa xuất bản: Phong trào Cần Vương, Các vấn đề chiến lược về Điện Biên Phủ, và đang tiến hành công trình nghiên cứu Đóng góp vào tiểu sử Võ Nguyên Giáp (phần đầu đã đăng trên tập san Quaderni Vietnamiti của Trung tâm Việt Nam học ở Torino, số cuối năm 2003). |
- Điều gây ấn tượng cho tôi nhất trong suốt lịch sử cuộc đấu tranh giành độc lập ở VN - tôi muốn nói đến giai đoạn các năm 1941-1945, và cả những năm chiến tranh - đó là đường lối trường kỳ kháng chiến, không phải chỉ chờ đợi mà còn phải biết chuẩn bị để nắm bắt được “thời cơ”.
Tướng Võ Nguyên Giáp có kể lại rằng khi từ Trung Quốc quay về nước, Người đã yêu cầu ngưng ngay cuộc khởi nghĩa và đề xuất lập đội “Tuyên truyền giải phóng quân”. Nếu tôi không lầm thì đây là một bước ngoặt quan trọng nếu so sánh nó với xu hướng nôn nóng muốn chuyển ngay sang hành động. Tuy vậy ở Tân Trào thì lại khác, Người đã quyết định phải cấp tốc tiến hành khởi nghĩa, không còn chần chờ gì nữa. Phải chăng đó là ý nghĩa của yếu tố ‘thời cơ’.
* Theo ông thì Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là con người của lý luận mà là con người của hành động, luôn biết kết hợp hoàn cảnh cụ thể của đất nước với biến chuyển của tình hình thế giới trong chiến lược đấu tranh cách mạng, ông có thể nêu lên vài ví dụ cụ thể?
- Tôi tránh đi quá sâu vào việc phân tích tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, vì điều đó đòi hỏi trước tiên phải am hiểu ngôn ngữ Việt để có thể tiếp cận tất cả các bài viết của Người. Còn về việc nêu lên các ví dụ? Thật khó nói. Chỉ có thể nói một điều ngắn gọn là cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân VN sở dĩ kết thúc thắng lợi là do ở khả năng kết hợp được cuộc chiến đấu đó với tình hình quốc tế – và Chủ tịch Hồ Chí Minh rõ ràng là bậc thầy về việc này.
* Vì sao cuốn tiểu sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông dừng lại ở thời điểm năm 1945? Ông có ý định viết tiếp về cuộc đời và hoạt động của Người các giai đoạn sau này?
- Với bản Tuyên ngôn độc lập đọc ở quảng trường Ba Đình vào ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện được ước mơ của cả một dân tộc và cả đời mình. Dĩ nhiên đây là một ý tưởng còn cần bàn lại, vì cuộc đời và sự nghiệp của Người không ngưng lại ở thời điểm đó, riêng tôi lại quan niệm rằng cuộc đời của Người sau đó hầu như đã hòa làm một với lịch sử chính trị và quân sự của hai cuộc kháng chiến. Muốn nói về cuộc đời của Người sau 1945, ta cần phải tra cứu thật kỹ càng các bài viết và diễn văn; mặt khác cũng phải nắm bắt được tiến trình quyết định ở cấp cao của Đảng và Nhà nước VN. Riêng bản thân tôi nhận thấy mình không thể làm nôi việc này.
* Đối với riêng ông, đâu là những phẩm chất cao quí nhất mà ta có thể rút ra từ cuộc đời của Người?
- Một phẩm chất, chỉ duy nhất một, đó là sự khiêm tốn. Người luôn luôn biết sống như một con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận