![]() |
Phạm Xuân Ẩn tại Mỹ (1957-1959) |
Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua đờiMột người Việt Nam trầm lặngLàm phim về Phạm Xuân Ẩn
Mở đầu cuốn sách, trong chương một, Jean-Claude Pomonti kể lại những ấn tượng của ông khi gặp lại Phạm Xuân Ẩn, đồng nghiệp cũ của ông. Chúng tôi xin trích giới thiệu:
“Đầu năm 2004, tôi đến VN nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi chỉ ghé Sài Gòn vài ngày để gặp mấy người bạn và dĩ nhiên là để gặp ông Phạm Xuân Ẩn.
Hãng tin AP: "Trong lịch sử tình báo chiến tranh, hiếm có người nào thành công như ông Ẩn. Ông đã sống hai cuộc đời qua cuộc chiến kéo dài gần 15 năm ở Đông Dương, vừa là một nhà tình báo cộng sản, vừa là một nhà báo". Hãng tin DPA: “Trong suốt thời gian xảy ra chiến tranh, ông Ẩn được biết đến với biệt danh "ông trùm của các cơ quan thông tấn VN", một phóng viên xuất sắc với những bài phân tích chính trị sắc bén trên các hãng tin quốc tế như Reuters, Christian Science Monitor và tạp chí Time”. Một điểm nổi bật ở thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn khiến các báo bày tỏ sự nể phục là ông đã viết báo bằng ngòi bút ngay thẳng của một phóng viên chân chính. "Ông ấy từng nói rằng làm phóng viên hay làm gián điệp chỉ khác nhau ở chỗ ai là người đọc thông tin của ông". |
Ông đứng dậy lấy từ trong tủ hai cái tách có để sẵn phin cà phê, theo thói quen của người VN từ thời Pháp thuộc đến nay. Cung cách mộc mạc của ông không khỏa lấp một điều mà tôi vẫn tin chắc: trước mặt tôi là một nhân vật phi thường...
Trước năm 1975, ông Ẩn làm việc cho văn phòng tạp chí Time của Mỹ. Văn phòng đặt ở hai phòng nằm kế nhau tại tầng một khách sạn Continental. Ở đó ai cũng biết đến ông như là một người nhã nhặn, chín chắn và trầm lặng. Ông thường tán gẫu với đồng nghiệp ở quán cà phê kem Givral, nằm bên kia đường Catinat cũ (nay là Đồng Khởi).
Là người nói và viết rành tiếng Pháp, tiếng Anh, ông Ẩn ít khi nào đón trước những điều mong muốn của ai, nhưng ông rất sẵn lòng giải thích hay khuyên bảo điều gì. Những đồng nghiệp thường qua lại với ông không hề mất thời gian: những phân tích của ông về chính sách của Mỹ hoặc về khả năng của chế độ Sài Gòn rất rõ ràng, súc tích.
Ông Ẩn đã tạo dựng quan hệ với tất cả những nhân vật tên tuổi ở Sài Gòn: từ những quan viên ngày xưa cho đến các viên tướng ngày nay đang tranh quyền với nhau. Ông kết thân với những sĩ quan Nam VN còn tại chức hoặc đã bị gạt sang một bên. Có lúc tôi thấy ông đi chung với viên chỉ huy chương trình bình định nông thôn hoặc với cựu giám đốc cơ quan mật vụ Sài Gòn. Ông qua lại với các lãnh đạo CIA. Ông là người được chấp nhận ở tòa đại sứ Mỹ và có thể gặp đại sứ. Các nhà nghiên cứu Mỹ có uy tín nhất ở Washington, khi ghé qua miền Nam VN, bao giờ cũng đến hỏi ý kiến ông.
Thế rồi, đến năm 1978, có một tin lan truyền. Đây quả là một tin quan trọng: trong suốt thời chiến tranh, ông Ẩn đã là gián điệp cộng sản chủ chốt ở miền Nam...
Và đây không phải là điệp viên thường. Ông đã tiếp cận được những tài liệu tối mật, kể cả những biên bản hỏi cung các tù nhân cộng sản. Ông đã đưa ra những lời khuyên, thường là do được yêu cầu, cho các sĩ quan, chính trị gia và điệp viên của đủ mọi phía. Đây quả là một vố bất ngờ đối với Mỹ: ông Ẩn là một sĩ quan cấp tá của tình báo cộng sản. Một năm sau chiến thắng, ông được tặng danh hiệu Anh hùng.
Bấy giờ người Mỹ mới ngã ngửa. Chắc là trong CIA đã có những người vừa tức giận vừa xấu hổ, nhất là những người mà trước đây đều tham khảo anh phóng viên tờ Time trước khi ra bất cứ quyết định gì.
Phạm Xuân Ẩn, người VN mà phía Mỹ ưa chuộng nhất, đã lừa chính quyền Hoa Kỳ từ đầu đến cuối. Những thiệt hại không thể kể xiết. Ông ta đã gây ảnh hưởng lên bao nhiêu quyết định ở Sài Gòn? Bao nhiêu lần tình thế đổi ngược mà có thể là do những tin tình báo chuyển cho Hà Nội từ một phóng viên - thật hết chỗ nói - được đào tạo từ một trường ĐH ở California này? Phía Mỹ vẫn biết rằng trong chính quyền và quân đội Sài Gòn có đầy gián điệp cộng sản. Nhưng họ không bao giờ nghĩ lại có một điệp viên tầm cỡ như thế, mà đó lại chính là ông Ẩn! Chuyện này đã làm họ choáng váng...
Kỳ lạ một nhân cách
Năm 1994 có dịp sang London (Anh) tìm gặp một người bạn cũ ở thị trấn Hoàng Hạc, anh rủ xuống Cambridge thăm bác sĩ Trần Kim Tuyến, trùm tình báo thời Ngô Đình Diệm.
Trần Kim Tuyến hết lời tán tụng kẻ từng âm thầm đối đầu với mình như là một người hùng, một hảo hớn rất Lương Sơn Bạc.
Tại Givral cách nay trên 10 năm, tôi đã thuật lại câu chuyện thú vị này với anh Ẩn trong một bữa uống bia “tùng tam tựu ngũ”. Anh phán: “Sống giữa Sài Gòn mà thiếu vốn sống còn lâu mới hiểu hết Sài Gòn”. Lúc bấy giờ anh còn chạy được chiếc Chaly màu đọt chuối và trên mặt, trên tay anh mới lốm đốm điểm những bông hoa nhỏ...
Đối nhân xử thế được như Phạm Xuân Ẩn quả là rất tuyệt chiêu! Anh phân tích những cái được cái không được của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ (tổng thống và phó tổng thống chế độ cũ) rất có tình có lý.
Sau 1975, Phạm Xuân Ẩn vẫn tìm thăm người chú ruột của Nguyễn Cao Kỳ (một bác sĩ thú y sống ở Thủ Đức, TP.HCM) mà trước đây ông từng có quan hệ.
Khi Đài truyền hình VN làm chương trình “Người đương thời” mời ông ra Hà Nội, trở về gặp chúng tôi, ông thổ lộ: “Chắc tao sắp tạm biệt chim én nên hồi này được dịp xuất hiện nói năng lung tung”... Có điềm gở chưa chừng.
Triết lý sống của Phạm Xuân Ẩn là chan hòa tình nghĩa với mọi người, không oán trách, không tiếc nuối, không hận thù với cả những kẻ chơi xấu mình.
Người Mỹ trong chiến tranh và ngay giữa thời điểm này tôn trọng và kính phục Phạm Xuân Ẩn vì cách sống rất “CON NGƯỜI” (viết hoa) của ông.
Mỗi lần xuân về, tết đến tôi thường tặng mấy tờ báo xuân xuất bản ở Sài Gòn mang đến 214A Lý Chính Thắng giao tận tay ông, ông xúc động và nói lời cảm ơn chân tình chứ không điệu hạnh.
Không hề cường điệu trước cuộc sống nhưng vẫn có những “trầm uất” trước những tiêu cực quá đà của xã hội đương đại, bằng giọng lạc quan ông dạy lớp đàn em chúng tôi: “Hãy cứ hi vọng một tương lai tươi sáng, một tương lai coi được, đừng bao giờ bi quan”.
Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc lại chuyện này, có lúc anh Ẩn tâm sự: “Mình cũng muốn đi Mỹ một chuyến, nhưng chuyện đi của mình khó hơn mấy ông nhiều! Có lẽ cả hai phía đều ngại..., đều lo cho mạng sống của mình”.
Vĩnh biệt ông anh, ông thầy, người bạn vong niên, vĩnh biệt một nhân cách kỳ lạ, một người mà tôi đặc biệt kính trọng, mến yêu giữa thế giới rộng lớn này.
Tiễn đưa người đồng đội
Như lẽ tất nhiên khi đến lễ tang một vị tướng (tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, trưa 21-9-2006) không thể đếm hết những bộ quân phục, lễ phục đến viếng ông. Nhưng một anh bộ đội nói nhỏ với tôi: “Đi đám ông Hai Trung (bí danh của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn) thì những người mặc thường phục mới là “thứ dữ”. Toàn sếp tình báo không đó”...
Và đoàn tình báo xuất hiện thật ấn tượng giữa cơn mưa trút nước. Trong vòng 15 phút, người từ Long An, Bình Thạnh, Tân Phú, người đến bằng xe quân đội, xe nhà, người đi taxi, xe buýt... lần lượt có mặt. Mọi người đều đã tóc bạc, lưng còng nhưng đều giữ rất nghiêm nguyên tắc của ngành tình báo: đúng giờ, không sớm, không muộn. Anh hùng Nguyễn Văn Thương cũng lăn xe đến đúng lúc. Ông bảo đọc thấy tin buồn trên Tuổi Trẻ Online tối qua, đêm không ngủ được.
Ông Tư Cang (tức đại tá Nguyễn Văn Tào, Anh hùng lực lượng vũ trang), chỉ huy trực tiếp của ông Ẩn những năm 1970, bùi ngùi: “Lớp chúng tôi đang lần lượt ra đi, mỗi năm chưa đến ngày họp mặt truyền thống nhưng cũng gặp hoài ở mấy đám tang. Hôm thứ hai tôi vừa vào thăm ông Hai Trung, sờ tay lên ngực, hỏi còn thấy ông gật đầu. Vậy mà...”. Bà Ba anh hùng (Nguyễn Thị Ba), người liên lạc của ông trong mười mấy năm, ngậm ngùi: “Ông Hai kém tôi 10 tuổi, thế mà lại đi trước...”.
Nhưng dù có ngậm ngùi, những kỷ niệm mọi người nhắc về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn vẫn ắp đầy tính hài hước của ông. Ông Tư Cang kể lần ông từ căn cứ về Sài Gòn, Hai Trung đón ông trên chiếc xe hơi, hai người ngồi băng trước, con chó trung thành của ông Ẩn ngồi băng sau. Lượn vài vòng, Ẩn bảo: “Anh mang đôi giày lỗi mốt rồi, không ngon. Quần áo mới quá coi cũng kỳ cục. Giờ phải đi mua giày mới và kiếm áo cũ nghen”. Bà Ba bảo: “Tôi chẳng bao giờ cải trang chi hết, cứ là một bà già trầu. Ổng là nhà báo muốn tiếp xúc với ai cũng được. Tụi tôi trao đổi tài liệu tự nhiên, có khi bọc vào cây nem, cũng có khi đưa cả xấp giấy...”.
Đã bao nhiêu sách báo trong ngoài nước viết về Phạm Xuân Ẩn nhưng các tác giả đều khẳng định: chỉ như ánh đèn flash chớp qua cuộc đời ông. Chẳng thế mà nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải đã viết vào sổ tang: “Nhớ những lần nói chuyện với anh như được đọc một pho từ điển Sài Gòn - Nam bộ sống. Nghe tin anh ra đi, thấy hẫng hụt trong đời...”. Ông Mười Hương (Trần Quốc Hương, nguyên bí thư Trung ương Đảng), người tổ chức đầu mối của Phạm Xuân Ẩn, là người đầu tiên đến viếng, nét chữ run run viết đầy một trang giấy: “Đã bao năm qua anh em tin tưởng, thương yêu nhau. Đóng góp của anh là rất to lớn, hoạt động để lại nhiều kinh nghiệm cho ngành...”.
Chiều mưa nhưng những đoàn viếng lễ tang vẫn không ngừng đến, có cả những bạn trẻ chỉ mới biết tên Phạm Xuân Ẩn qua sách báo. Đoàn làm phim của Hãng TFS vội vã quay những thước phim cuối trong sự day dứt của đạo diễn. Vậy là nhà tình báo lỗi lạc đã ra đi, để lại bao nhiêu thương tiếc và mang theo hi vọng của bao nhiêu người đang nỗ lực giải mã những bí mật của ông...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận