13/02/2011 10:15 GMT+7

Người bại liệt có thể có con?

BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM
BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM

TTO - Tôi năm nay 29 tuổi, bị chấn thương cột sống cổ D3-D4 (do tai nạn giao thông năm 2001), hiện tại bị liệt từ phần chấn thương trở xuống, mở bàng quang ra da, xin được tư vấn trường hợp của tôi có thể dùng phương pháp gì để có tinh trùng không và có cơ hội có con không khi vợ là người bình thường. Rất mong nhận được phúc đáp của các chuyên gia, Xin cảm ơn!

Huỳnh Quốc Cường

- Trả lời của GÓC TƯ VẤN HIẾM MUỘN:

Anh Cường có thể thực hiện sinh thiết tinh hoàn để tìm tinh trùng.

Sinh thiết tinh hoàn là một thủ thuật đơn giản, lấy một vài mẫu mô tinh hoàn để kiểm tra dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn, nếu có tinh trùng, các mẫu mô tinh hoàn sẽ được trữ lạnh.

Sau đó, vợ anh có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng rã đông từ mô tinh hoàn để có con.

Một số cặp vợ chồng có tình trạng như anh chị cũng đã được chẩn đoán và điều trị thành công. Hy vọng anh chị sẽ gặp may mắn.

* Chúng tôi quan hệ vợ chồng 6 tháng mà chưa có con. Vì cũng đã lớn tuổi,nên chúng tôi cũng muối có con, hôm trước tôi đi khám ở bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế. Có kết quả sau; Xét nghiệm tinh trùng .

Thể tích; 2,5 ml

Tiến tới nhanh; 0 %

Tiến tới chậm; 3 %

Vận động tại chỗ: 8%

Bất động: 89 %

Mật độ: 5 ×106/ ml

Tỷ lệ tinh trùng sống: 55%

Hình dạng bình thường: 8%

Bạch cầu ≤ 1 ×106 /ml

LH 4.85 mUI/ml

FSH; 5.81 mUI/ml<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Testosteron;5.39 ng/ml

Siêu âm bìu dái bình thường

Lúc 20 tuổi tuổi tôi mỗ thoát vị bẹn( sa ruột xuống bìu dái )

Thỉnh thoảng tôi nghe đau ở tinh hoàn trái

Công việc tôi không nặng nhọc lắm, vợ chồng tôi sinh hoạt bình thường, vợ tôi 32 tuổi chu kỳ kinh nguyệt 28-30 ngày. Tôi rất lo lắng rất mong sự tư vấn của các BS, tôi nghe nói cải thiện chế độ ăn sẽ tối, trường hợp tôi nên uống thuốc gì, ăn gì (NVH)

- Kết quả tinh dịch đồ của anh cho thấy cả số lượng và chất lượng tinh trùng đều yếu ở mức độ khá nặng. Anh cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ lần thứ hai. Nếu kết quả vẫn như cũ, anh nên đi khám thêm với bác sĩ nam khoa để tìm thêm nguyên nhân. Với mức độ bất thường tinh trùng như vậy, muốn có con, anh chị cần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

* Tôi đã lập gia đình được 2 năm, năm đầu chúng tôi kế hoạch nhưng khoảng nửa năm trở lại đây chúng tôi muốn có con nên sinh hoạt bình thường nhưng đến giờ vẫn chưa có con.

Tôi và vợ tôi đã đi kiểm tra. Riêng tôi đã xét nghiệm tinh dịch đồ nhiều lần từ bệnh viện phụ sản đến các phòng khám tư nhân kết quả tinh trùng đều tốt không có vấn đề gì. Còn vợ tôi cũng đã đi kiểm tra: siêu âm vòi trứng, siêu âm tử cung, buồng trứng, tiết tố...thậm chí chúng tôi còn dùng biện pháp canh trứng tính ngày trứng rụng để quan hệ nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa có con (nhiều lần đi siêu âm trứng thấy chứng phát triển bình thường và sau 14 ngày có đi siêu âm lại thì trứng đã rụng) nhìn chung đều ổn cả.

Vậy sao chúng tôi giờ vẫn chưa có em bé? Mong được bác sỹ cho lời khuyên. Nhân dịp năm mới xin chúc Ban biên tập sức khỏe và hạnh phúc.

Bạn đọc

- Khoảng 10% các cặp vợ chồng hiếm muộn có vấn đề như anh chị, được chẩn đoán là hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân. Trong các trường hợp như vậy, các cặp vợ chồng vẫn được khuyên nên thực hiện điều trị, bắt đầu bằng những điều trị đơn giản nhất trở lên như kích thích buồng trứng, bơm tinh trùng vào buồng tử cung,…. để tăng xác suất có thai.

Tỉ lệ thành công của điều trị trong các trường hợp như vậy thường thấp hơn các nhóm bệnh nhân khác do nguyên nhân không tìm ra được chứ không phải không có. Anh chị nên điều trị sớm để đạt được cơ hội thành công cao. Chúc anh chị sớm có tin vui.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân...Góc tư vấn hiếm muộn của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO

BS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên