21/12/2005 18:05 GMT+7

Ngừa bênh văn phòng: Ngáp tên sát thủ công chức thầm lặng!

LIÊU NGÃ (TP.HCM)
LIÊU NGÃ (TP.HCM)

TTC - Nhiều công chức cứ vô tư ngáp trong giờ làm việc, xem đó như một thú tiêu khiển thuộc dạng “cổ truyền” của công chức. Xin can, vì ngáp có nhiều cái hại lắm! Dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu nhưng chỉ cần sơ ý để sếp thấy bạn ngáp một lần thì bao công sức đổ sông đổ biển hết!

UJZs0Wtp.jpgPhóng to
TTC - Nhiều công chức cứ vô tư ngáp trong giờ làm việc, xem đó như một thú tiêu khiển thuộc dạng “cổ truyền” của công chức. Xin can, vì ngáp có nhiều cái hại lắm! Dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu nhưng chỉ cần sơ ý để sếp thấy bạn ngáp một lần thì bao công sức đổ sông đổ biển hết!

- Ngáp dễ lây lan rất nhanh. Đừng khiến cho cả phòng mất đi “phong cách làm việc công nghiệp” vì bị lây ngáp từ bạn!

- Khi ngáp, các cơ mặt sẽ co giãn tạo nhiều nếp nhăn khiến bạn bị già đi, và dĩ nhiên mặt người ta lúc ngáp bao giờ cũng bị xấu.

- Chị em phụ nữ có thói quen trang điểm khi đi làm, nên khi ngáp ắt sẽ bị chảy nước mắt và nó sẽ làm mặt bạn nhòe nhoẹt đi, í ẹ lắm!

- Mùa cúm gà này vi trùng nhan nhản khắp nơi, ngáp há miệng to, lớ quớ vi trùng nguy hiểm sẽ bay ngay vào miệng ta tấn công, chết như chơi!

- Ấy là chưa kể nếu bạn nhiệt tình ngáp quá thì có thể bị sái quai hàm bất tử. Lúc đó thì chỉ còn cách há mồm ra khỏi cơ quan tìm thầy nắn lại đấy!

Xưa - nay

* Xưa: Hôm qua tát nước đầu đình. Nay: Liên hoan... “tát nước” trong mình... đầy bia.

* Xưa: Đáo xứ tùy thân.Nay: Đáo sếp tùy phong... bao.

* Xưa: Rừng nào cọp nấy. Nay: Tiền nào việc nấy.

* Xưa: Trăm hay không bằng tay quen. Nay: Đơn hay không bằng tay đưa.

Các kiểu làm thường thấy trong công sở

- Làm nhưng tay chân không làm gì cả: làm biếng. - Làm nhưng thực ra là không làm, chỉ che mắt sếp: làm bộ. - Làm với vẻ mặt cao ngạo, kiêu căng (thường thấy ở “ma cũ”): làm tàng. - Làm mà cả ngày không thốt ra một lời nào (chỉ thấy ở “ma mới”): làm thinh. - Làm chỉ để “giải lao” trong giờ làm việc: làm trò. - Làm để “uy hiếp” đối phương nào đó (ban giám đốc) nhằm mục đích... kinh tế: làm reo (công nhân đình công...).

Ngôn ngữ nghề nghiêp?

- Anh ơi, anh có “cái mền” nào dư không, cho em xin một cái! - Trời ơi, giờ này mà còn xin mền! - Cho em mượn đỡ đi, mai mốt em trả. - Thôi chiều phụ nữ! Còn một cái nè, tôi với cô dùng chung nha?

Xin đừng hiểu lầm, đây là ngôn ngữ nghề nghiệp của các thầy cô giáo khi ghi vào sổ cái bị sai, giáo viên thường cắt một phần trong sổ khác (“mền”) dán chồng lên. Thao tác này gọi là “đắp mền”!

- Sao thầy để cho em bị “lủng” nhiều quá vậy! - Em cũng “lủng” nữa nè! - Các cô cứ tạm tuần này đi, từ từ tôi xem lại, cô nào “lủng” tôi “lấp” lại cho.

“Lủng” là có tiết trống xen giữa các tiết dạy, và các cô giáo này đang kêu ca với thầy hiệu phó để xếp lịch lại!

Ca dao công sở

Người ta đi cấy lấy công, Còn tôi làm việc chẳng mong gì nhiều. Tôi đây chỉ ước một điều, Giữ được “cái ghế” đừng xiêu là mừng.

LIÊU NGÃ (TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên