10/07/2019 20:05 GMT+7

'Ngồi máy lạnh nghĩ chính sách cho người ngoài ruộng nắng 35-40 độ là không phù hợp'

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Đại diện Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - thương binh và xã hội nhấn mạnh cần có cách nhìn nhận khác khi làm chính sách cho bà con ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và chính sách phải hợp lòng dân.

Chiều 10-7 tại Hà Nội, Bộ Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trao đổi tại hội nghị, nhiều đại biểu trăn trở về xây dựng chính sách cho bà con dân tộc thiểu số ở các vùng phải tính đến vấn đề đặc thù chứ không "cào bằng" ở đâu cũng giống nhau.

Ông Ngô Trường Thi - vụ trưởng, chánh văn phòng Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐ-TB&XH - cho rằng ở các tỉnh miền núi cần quan tâm đến các vấn đề xây dựng hệ thống đường giao thông, chính sách để người dân "sống nhờ rừng, bảo vệ rừng", tỉ lệ trẻ em miền núi bỏ học cao và các chính sách đảm bảo cuộc sống, nhà ở, lương thực, học hành cho mỗi vùng, miền chứ không "cào bằng".

Ngồi máy lạnh nghĩ chính sách cho người ngoài ruộng nắng 35-40 độ là không phù hợp - Ảnh 1.

Ông Ngô Trường Thi - vụ trưởng, chánh văn phòng Văn phòng quốc gia về giảm nghèo - Ảnh: HÀ THANH

Còn ông Nguyễn Xuân Lập - cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH - cũng cho rằng việc nghiên cứu chính sách cho những vùng này phải xem xét kỹ về đối tượng, có chính sách thu hút lao động phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển bền vững.

"Nhưng có chính sách rồi thì đừng hành chính quá, chính sách đó phải thu hút, phù hợp với lòng dân. Nếu ngồi máy lạnh nghĩ chính sách cho người dân làm ở ngoài đồng ruộng nắng 35-40 độ thì không phù hợp", ông Lập nhấn mạnh.

Ngồi máy lạnh nghĩ chính sách cho người ngoài ruộng nắng 35-40 độ là không phù hợp - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Lập - cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH - Ảnh: HÀ THANH

Theo ông Lập, cần có cách nhìn nhận khác khi làm chính sách cho các đối tượng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Lập cũng chia sẻ "rất đau lòng" trước thực trạng nhiều người dân tộc hiện nay buôn bán, nghiện ma túy khiến thời gian gần đây nhiều chiến sĩ biên phòng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Ông mong có chính sách để người dân tộc thiểu số đồng hành xóa bỏ thực trạng này.

Cuối năm 2018 còn 720.731 hộ nghèo dân tộc thiểu số

Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện chính sách về lao động, người có công và xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đến cuối năm 2018 tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 5,23%, còn 720.731 hộ nghèo dân tộc thiểu số (chiếm 55,27% tổng số hộ nghèo cả nước).

'Một số cán bộ chưa thật lòng quan tâm vùng dân tộc thiểu số, miền núi'

TTO - Nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức còn phiến diện, chưa thật lòng quan tâm đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Ủy ban Dân tộc của Chính phủ nhận xét.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên