Phóng to |
Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, Trưởng khoa Tai Đầu Mặt Cổ, Trung tâm Tai mũi họng TPHCM (TTTMH), cho biết, màng nhĩ là ranh giới ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Tai ngoài là nơi đón nhận bụi bặm và chất thải của tai hằng ngày. Theo cấu trúc tự nhiên, ống tai có lớp lông bảo vệ, tự cuốn bụi bặm và chất thải rồi đưa ra ngoài. Khi ngoáy tai, lớp lông bảo vệ bị rụng, da bị trầy sẽ làm tai mất khả năng tự “quét” bụi và tạo cơ hội cho vi trùng phát triển, dẫn đến viêm tai.
Bác sĩ Lợi nhận định: “Việc ngoáy tai, dù ít hay nhiều, đều gây những chấn thương cho tai do sự ma sát, dễ dẫn đến tình trạng tai bị viêm nhiễm”. Trong khi đó, đa phần mọi người lại nghĩ đơn giản rằng ngoáy tai là để giải quyết sự khó chịu của cơ thể; rằng nếu không làm vệ sinh, tai sẽ bị giảm thính lực.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, trong bất kỳ tình huống nào, mọi người cũng không nên ngoáy tai. Sau đây là một số điều cần chú ý:
- Nếu ngứa tai, có thể giảm ngứa bằng cách dùng tay xoa nắp tai nhiều lần.
- Khi đi tắm hay đi bơi, nên cố gắng không để nước vào tai. Khi tai có nước, nên cố gắng chịu đựng để nước tự bốc hơi theo sự đào thải tự nhiên của cơ thể.
- Nếu cảm thấy nặng tai hoặc có vật lạ lọt vào, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không được ngoáy tai vì điều này có thể gây tổn thương tai.
- Nếu thấy ngứa tai không thể chịu đựng được hoặc có biểu hiện bất thường cũng nên đi khám bác sĩ.
- Không nên dùng các thuốc tiếp xúc trực tiếp với tai mà không rõ nguồn gốc.
Các bác sĩ cảnh báo rằng, những người có thói quen ngoáy tai ở tiệm cắt tóc thường hay bị viêm mũi và nếu không cẩn thận sẽ dễ bị viêm tai giữa và rách màng nhĩ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận