![]() |
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần |
- Tiếng lóc cóc phát ra khi bẻ ngón tay, chân là do sự tách đột ngột hai màng hoạt dịch, một thành phần quan trọng của khớp (tương tự như khi ta tách hai mảnh nilông dính bệt vào nhau). Thật ra trình độ của em chưa “độc cô cầu bại” lắm đâu, có người còn nổ được cả khớp cổ, vai, gối…
Trong chừng mực thì “ngồi buồn bẻ đốt ngón tay”có cái lợi là giúp khớp vận động, nhưng nếu nghiện hay biến thành trò thi thố thì có lẽ em nên cân nhắc. Khớp giống như chiếc bản lề cửa dùng lắm tất nhanh giảm tuổi thọ.
Hơn nữa để đạt thành tích cao, các “ngón thủ” thường cố bẻ khớp trái chiều sinh lý của nó dễ dẫn đến trặc, giãn dây chằng, thậm chí rách màng hoạt dịch... Như vậy việc cưỡng ép mười ngón tay “ăn cơm chúa múa tối ngày”chỉ tác động (nếu có) đến sự hao mòn khớp chứ không liên quan đến bệnh thấp khớp.
Ngoài ra khớp ngón tay thuộc nhóm khớp động (phục vụ cử động) vốn trăm bề cực nhọc hằng ngày, hằng giờ nên thường hụt hơi khá sớm thể hiện qua sự bào mòn, thô nhám hai đầu sụn khớp. Lúc ấy có thể không đợi bẻ mà chỉ cần cử động đã nghe lụp cụp. Người ta gọi đây là chứng “khớp kêu lụp cụp” - phát ngôn viên thường thấy của tình trạng lão hóa hay gặp ở người già hoặc người trên 30 tuổi (đa số ở gối, vai nhưng có khi chỉ cần trở mình là nghe “ồn ào”).
Tóm lại, tudakao@ thân mến, có lẽ nam, phụ, lão ai cũng từng thử qua thú bẻ ngón tay, nếu chỉ dừng lại ở mức giải khuây lâu lâu “cốp” vài phát cho vui cửa vui nhà thì không hại gì mà còn giúp mạnh gân mạnh cốt, chứ “nghiện”... lóc cóc thì không nên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận