Xung quanh bài “Độc ác”: Quá nhẹ!Độc ác ( 26/03 )
Viện kiểm sát kháng nghị tăng án Ngày 29-3, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã có quyết định kháng nghị đối với bản án số 63 ngày 24-3 của Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt tài xế Đặng Hữu Anh Tuấn 8 năm tù về tội “giết người”. Trong văn bản kháng nghị, viện kiểm sát đề nghị tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Đặng Hữu Anh Tuấn. Theo viện kiểm sát, bản án 8 năm tù là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm mà bị cáo Tuấn đã gây ra. |
Theo phần II nghị quyết 3-2006 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người khác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như bảng bên.
Theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, khi nạn nhân bị thương tật, người gây ra thiệt hại cũng phải bồi thường các chi phí cứu chữa, thu nhập thực tế bị giảm sút của nạn nhân và người chăm sóc như khi nạn nhân chết...
Tuy nhiên, thời gian mà nạn nhân được hưởng bồi thường kéo dài hơn rất nhiều, thậm chí suốt đời nếu như nạn nhân bị mất hoàn toàn khả năng lao động.
Trong khi đó trường hợp nạn nhân bị chết tuy phải bồi thường tiền mai táng, tiền cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thân của nạn nhân nhưng những khoản tiền đó vẫn thấp hơn rất nhiều so với tiền điều trị, thuốc men và thu nhập thực tế bị giảm sút của nạn nhân trong cả thời gian dài.
Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây ra tai nạn trong trường hợp nạn nhân bị thương tật là lớn hơn rất nhiều so với trường hợp nạn nhân chết.
Như vậy, nghịch lý lái xe cán chết người lại bồi thường ít hơn gây thương tật xuất phát từ nghịch lý trong quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chúng ta đều hiểu rằng mạng sống con người là vô giá, các quy định pháp luật về bồi thường chỉ là sự bù đắp mang tính tương đối.
Tuy nhiên, bồi thường cho một mạng người mà chỉ bao gồm tiền mai táng và 60 tháng lương tối thiểu là một cái giá quá rẻ, gần như không thể gọi là bồi thường vì không thấm vào đâu so với những thiệt hại mà nạn nhân và người thân phải gánh chịu (thu nhập của nạn nhân trong cả phần đời còn lại, tình cảm, tinh thần của những người thân...). Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét lại quy định về vấn đề bồi thường, làm sao để thể hiện được tính nhân văn, coi trọng mạng sống con người và vẫn có giá trị thi hành thực tế.
“Kẽ hở” thứ hai mà giới tài xế bất nhân có thể lợi dụng là nếu họ không bị cơ quan điều tra chứng minh là hành vi cố ý giết người thì chỉ bị truy cứu về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” (điều 202 Bộ luật hình sự) có khung hình phạt thấp hơn rất nhiều so với tội giết người.
Trên thực tế không phải vụ tai nạn nào cũng có người chứng kiến hành vi làm nạn nhân chết hẳn của tài xế. Đó cũng là khi mà nghịch lý “thà... cán chết hẳn” chiến thắng. Và khi đó việc tham gia giao thông có lẽ sẽ trở thành nỗi kinh hoàng cho tất cả người dân.
Nên sửa đổi theo hướng tăng nặng khi tính mạng bị xâm phạm Về mặt bồi thường thiệt hại dân sự, theo quy định tại điều 609 và điều 610 của Bộ luật dân sự 2005, đúng là có sự khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (xem phân tích ở bảng trên). Như vậy, nếu gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả người bị thiệt hại mất khả năng lao động thì ngoài các khoản tiền bồi thường một lần, người gây ra thiệt hại còn phải thanh toán chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại đến suốt đời. Trong khi nếu gây thiệt hại tính mạng người khác thì chỉ phải bồi thường một lần. Theo đó, cũng không phải gặp nhiều rắc rối trong thủ tục bồi thường thiệt hại như đối với bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Để xóa bỏ điều bất hợp lý này thì phải sửa đổi bổ sung các quy định trên theo hướng tăng nặng hơn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. |
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm |
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. - Sau khi điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm mà nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền... tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. |
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. - Chi phí hợp lý cho việc mai táng. - Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm... tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận