10/01/2007 15:14 GMT+7

Nghe trực tuyến album Tình khúc Văn Phụng

Q.N. 
Q.N. 

TTO - Saigon Vafaco vừa giới thiệu lại 10 ca khúc theo cả hai "kiểu" của Văn Phụng - một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam: tình ca và những ca khúc mang âm hưởng dân tộc trong CD album Tình khúc Văn Phụng. Mời bạn bấm vào đây để nghe CD.

Nghe trực tuyến album Tình khúc Văn Phụng

vEG1jIwu.jpgPhóng to

TTO - Saigon Vafaco vừa giới thiệu lại 10 ca khúc theo cả hai "kiểu" của Văn Phụng - một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam: tình ca và những ca khúc mang âm hưởng dân tộc trong CD album Tình khúc Văn Phụng. Mời bạn bấm vào đây để nghe CD.

Ngoại trừ Elvis Phương thuộc thế hệ ca sĩ trước (ca khúc Tôi đi giữa hoàng hôn), các ca sĩ trẻ trong album đều thể hiện mượt mà và "có hồn" các ca khúc "già" hơn tuổi đời của họ.

Nổi bật là Quỳnh Lan sâu lắng và say đắm trong Yêu. 5 Dòng Kẻ tươi tắn, sáng trong với Bức họa đồng quê. Nhóm ca nam mới tinh Belcalto mạnh mẽ, hào hùng với Giấc mộng viễn du. Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Văn Phụng, Ô mê ly, đã được nhóm AC&M thể hiện đúng tinh thần trẻ, lạc quan của người viết thuở ấy: tươi vui, hăm hở, tràn đầy sức sống và niềm tin yêu vào cuộc sống.

Tuy là một ca khúc xưa nhưng Xuân họp mặt (Phi Thúy Hạnh thể hiện) đã kết lại album trong không khí rộn rã, tưng bừng và đầy khí thế cho những ngày xuân mới của đất nước.

Tuy được làm mới lại nhưng toàn bộ 10 ca khúc Bức họa đồng quên, Tôi đi giữa hoàng hôn, Yêu, Suối tóc, Giấc mộng viễn du, Trăng sơn cước, Trăng sáng vườn chè, Ô mê ly, Mưa, Xuân họp mặt đều giữ được cái "lõi" trong cách hòa âm để bạn yêu nhạc thấy được tài hòa âm phối khí xuất chúng của nhạc sĩ Văn Phụng.

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình tám anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge.

Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarrault. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.

Năm 1948, Văn Phụng gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm. Cũng trong năm này Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội.

Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với Ô mê ly vào năm 1948 và kết thúc với Chán nản vào năm 1972, Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như Trăng sơn cước, Yêu, Tôi đi giữa hoàng hôn, Suối tóc, Mưa, Tiếng dương cầm, Giấc mộng viễn du, Tình, Bức họa đồng quê...

Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân tộc như Trăng sáng vườn chè (thơ Nguyễn Bính), Các anh đi (thơ Hoàng Trung Thông), Đêm buồn (phổ ca dao), Nhớ bến Đà Giang... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.

Q.N.

Q.N. 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên