Phóng to |
Suất diễn cuối cùng vở Lá sầu riêng nhân dịp Sài Gòn 300 năm (năm 1998). Trong ảnh: Hai mẹ con nghệ sĩ Bảy Nam và nghệ sĩ Kim Cương - Ảnh: P.A. |
Sau khi có thông tin NSƯT Kim Cương sẽ kiện Trung tâm Thúy Nga Paris về việc sử dụng trái phép kịch bản Lá sầu riêng của bà để phát hành DVD tại Mỹ, Tuổi Trẻ đã gặp NSƯT Kim Cương để tìm hiểu sự việc. Bà cho biết:
- Tôi viết vở Lá sầu riêng năm 1963 và hãnh diện biết rằng nó đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ khán giả gần nửa thế kỷ nay. Má tôi (NSND Bảy Nam) mất đi không để lại cho tôi của cải hay tiền bạc gì hết, nhưng về tinh thần thì vở Lá sầu riêng chính là thứ của cải gia bảo của tôi, là kỷ niệm với má, với khán giả một thời mà tôi luôn nâng niu gìn giữ.
Vì vậy sau khi má mất, tôi đã từ chối lời đề nghị tái dựng Lá sầu riêng của rất nhiều đoàn lớn nhỏ. Tôi có hơn 70 kịch bản, họ muốn dựng gì cũng được, tôi không lấy tiền, nhưng hãy chừa Lá sầu riêng cho tôi.
Kịch bản Lá sầu riêng được kỳ nữ Kim Cương sáng tác năm 1963 với bút danh Hoàng Dũng cho Kịch đoàn Kim Cương. Vở đã có hàng ngàn suất diễn trong suốt gần 50 năm qua, được chuyển thể cải lương để phát hành đĩa. Nói tới Lá sầu riêng là nói tới... nước mắt bởi bao nhiêu thế hệ khán giả đã khóc trước câu chuyện hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ đầy cam chịu. Vở cũng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với vai diễn bà già Nam bộ chân quê của NSND Bảy Nam và vai cô Diệu của NSƯT Kim Cương. |
* Và bà quyết định sẽ kiện Trung tâm Thúy Nga?
- Vâng, tôi sẽ kiện tới cùng! Hơn mười năm nay tôi rời xa sân khấu, không màng đến danh vọng, tiền bạc, kể cả tình yêu, chuyên tâm làm từ thiện và chỉ muốn yên thân sau những sóng gió trong đời mình.
Thỉnh thoảng tôi cũng biết ở nơi này nơi kia người ta lấy Lá sầu riêng để dựng, thậm chí còn thẳng tay sửa chữa (cho mẹ con cô Diệu - một nhân vật trong vở Lá sầu riêng - vượt biên sang Mỹ làm nghề cắt chỉ), tôi buồn nhưng đành cho qua vì nghĩ chỉ vài ba suất diễn nhỏ không đáng. Nhưng lần này lại khác, họ lấy kịch bản của tôi in đĩa làm kinh tế. Rõ ràng họ đã cư xử không đẹp khi ngang nhiên lấy tác phẩm của người khác để tên bậy rồi cho phát hành.
* Bà chuẩn bị gì cho vụ kiện?
Phóng to |
Nghệ sĩ Kim Cương trao đổi với báo chí chiều 9-9- Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Tuy nhiên, người làm chứng cụ thể nhất, thực tế nhất chính là ca sĩ Hương Lan. Hương Lan đã từng đóng vai bé Sang lúc nhỏ trong Lá sầu riêng cách đây mấy mươi năm nên không thể chối rằng không biết vở này là của tôi. Cô ấy cũng biết rất rõ tôi trân quý Lá sầu riêng như thế nào. Vậy mà bây giờ Hương Lan lại chủ trương làm đĩa này, đóng vai Diệu mà không hề nói với tôi một tiếng. Lan hay gọi tôi bằng má nên tôi càng đau lòng khi việc này xảy ra!
Ba tiêu chí căn cứ vi phạm bản quyền
Theo luật VN, tác phẩm sân khấu được bảo hộ trong thời hạn 50 năm kể từ khi tác phẩm sân khấu được công bố (theo khoản 2, điều 27 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, với quyền nhân thân không gắn với tài sản (ví dụ quyền đặt tên, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm) thì được bảo hộ vô thời hạn. Tôi được biết luật pháp Mỹ quy định: quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời cộng với 70 năm sau khi tác giả qua đời. Trong trường hợp này ít nhất nghệ sĩ Kim Cương có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại VN thu hồi tác phẩm vi phạm bản quyền lưu hành tại VN do vi phạm về quyền nhân thân. Còn tại Mỹ, nghệ sĩ Kim Cương có thể kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình để bảo hộ quyền tác giả bởi vì quyền bảo hộ tác giả vẫn còn. Có ba tiêu chí để đánh giá Trung tâm Thúy Nga có vi phạm bản quyền vở Lá sầu riêng hay không: Thứ nhất là nghệ sĩ Kim Cương phải chứng minh vở cải lương Lá sầu riêng của Trung tâm Thúy Nga và vở cải lương của mình có kịch bản thể hiện giống nhau. Thứ hai là tác phẩm của Trung tâm Thúy Nga ra đời sau tác phẩm của nghệ sĩ Kim Cương. Thứ ba là chứng minh được chuyện Trung tâm Thúy Nga không thể không biết kịch bản của nghệ sĩ Kim Cương ra đời trước đó. Đồng thời nghệ sĩ Kim Cương cũng phải chứng minh được tác phẩm của mình đã được bảo hộ tại VN thông qua các băng đĩa, kịch bản đã được phát hành tại VN. Tác phẩm đã biểu diễn chưa phải là công bố Tác phẩm được xem là công bố nếu nó được phát hành với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, còn việc trình diễn một tác phẩm sân khấu không phải là hình thức công bố tác phẩm. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm chưa được công bố là 50 năm tính từ khi tác phẩm được định hình. Tuy nhiên, do chủ thể có hành vi vi phạm quyền tác giả của nghệ sĩ Kim Cương đang ở Mỹ nên theo Công ước Berne, việc quy định thời hạn bảo hộ sẽ do pháp luật quốc gia đó quy định. Như vậy, nếu Trung tâm Thúy Nga vi phạm quyền tác giả thì phải căn cứ vào pháp luật Mỹ để xem xét. Trong trường hợp pháp luật của Mỹ không quy định về chuyện này thì áp dụng theo pháp luật của VN. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận