![]() |
Thôi thì sắn luộc, sắn nướng, xôi sắn, bánh sắn. Bánh sắn cũng nhiều kiểu: bánh chưng sắn, bánh rán sắn, bánh sắn hấp... Lại còn canh sắn tươi, canh bột sắn, canh rau sắn... Các bầm, các mế (mẹ) cố tìm cách trổ tài để chồng con ăn sắn cho dễ trôi.
Ngày mùng 8 tháng 3, nhà trường tổ chức thi nữ công gia chánh, các thầy cô đưa ra đề thi là: “Hãy làm các loại bánh từ sắn”. Các nữ sinh đua nhau trổ tài, có các nam sinh hỗ trợ, cũng tạo được nhiều món ra phết. Dạo ấy, bài hát “Quê em” nổi tiếng được hát vui là: “Quê em miền trung du, ngày hai bữa sắn dù...”. Đầu thị xã tỉnh tôi, chỗ Cầu Trắng có khẩu hiệu kẻ rõ to, chữ màu gạch nổi trên nền tường quét vôi trắng : “QUYẾT T Â M PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH THỦ ĐÔ SẮN!”.
Đọc báo thấy ca dao sắn: “... Anh ăn củ sắn em lùi Còn ngon gấp mấy cái hồi ăn sim”. Lại có cả thơ sắn. Thơ sắn viết rằng: “... Như bàn chân cần mẫn Rễ xòa ôm đất lành Tay xòe trăm ngón biếc Vẫy nắng vàng trời xanh Gạn lọc nên trắng trẻo Chắt chiu thành thơm tho...”. Thực ra, bây giờ, khi rỗi rãi, chị em có mẩu sắn luộc chấm đường hay chấm mật ong mà nhấm nháp thì thấy sắn ngon, thấy thơm tho, chứ ăn sắn thường xuyên thay cơm như ngày ấy thì... oải người, nóng ruột, nóng cổ lắm!
VĂN TIẾU (Lào Cai)
* Sắn: Khoai mì.
Tuổi Trẻ Cười số 326 (ra ngày 15-02-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận