01/08/2008 08:46 GMT+7

Ngành công nghiệp ôtô VN tiếp bước?

LÊ NAM
LÊ NAM

TT - Với mong muốn xây dựng một ngành công nghiệp ôtô mạnh thật sự, từ năm 1992 khi dự án sản xuất và lắp ráp ôtô đầu tiên tại VN ra đời, hàng loạt chính sách bảo hộ thuế tốt nhất cho ngành này đã được ban hành. Tuy nhiên sau 15 năm, trái với kỳ vọng của nhiều người, tỉ lệ nội địa hóa ở các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô tại VN chỉ 5-10%.

SPweG1fB.jpgPhóng to
Lắp ráp ôtô tại nhà máy của Mercedes-Benz VN - Ảnh: L.N
TT - Với mong muốn xây dựng một ngành công nghiệp ôtô mạnh thật sự, từ năm 1992 khi dự án sản xuất và lắp ráp ôtô đầu tiên tại VN ra đời, hàng loạt chính sách bảo hộ thuế tốt nhất cho ngành này đã được ban hành. Tuy nhiên sau 15 năm, trái với kỳ vọng của nhiều người, tỉ lệ nội địa hóa ở các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô tại VN chỉ 5-10%.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Không có công nghiệp sản xuất, chỉ có lắp ráp đối phóKhởi đầu làn sóng rút lui sản xuất?Sony đóng cửa nhà máy sản xuất tại VN

Hầu hết linh kiện được xem là nội địa đều có giá trị rất thấp như: săm, lốp, ăcquy, dây điện, ghế, các chi tiết nhựa đơn giản...

Thiếu nhà cung cấp phụ kiện

Hiện các hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới đều có mặt ở Thái Lan và thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng lên đến trên 1.500 doanh nghiệp, tỉ lệ nội địa hóa ôtô sản xuất tại Thái Lan đạt 70-80%.

Giờ đây Thái Lan được mệnh danh là "Detroit của châu Á" (Detroit là trung tâm sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ - thị trường tiêu thụ ôtô lớn nhất thế giới) vì chính phủ nước này xây dựng chính sách phát triển công nghiệp ôtô theo hướng tận dụng lợi thế hệ thống cung cấp linh kiện phụ tùng của các hãng lớn. Chính phủ Thái Lan khuyến khích doanh nghiệp sản xuất ôtô và phụ tùng vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng tiêu thụ linh kiện, phụ tùng của các công ty, nhà sản xuất ở nước ngoài.

Cách đây hơn một năm, khi liên doanh Vindaco (vốn đầu tư 34 triệu USD, gồm Công ty Transinco - VN góp 33% vốn bằng quyền sử dụng đất, Daihatsu - Nhật Bản góp 26% vốn, hai công ty của Indonesia là PT Astra International Tbk và PT Mitra Andasantika cùng Kanematsu Corp - Nhật Bản góp 2%) - thành viên đầu tiên của Hiệp hội Các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô VN (VAMA) - thông báo giải thể do lượng xe bán ra quá ít, giới chuyên môn bắt đầu cảnh báo việc phát triển ngành công nghiệp ôtô VN.

Trước đó, với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô, cơ quan chức năng lúc bấy giờ quyết định dựng hàng rào thuế quan thật cao nhằm tránh sự cạnh tranh của các nhà sản xuất ôtô bên ngoài. Hi vọng khi tăng cường bảo hộ, các liên doanh sẽ tập trung phát triển thị trường công nghiệp phụ trợ và nâng tỉ lệ nội địa hóa lên cao như giao ước ban đầu.

Tuy nhiên trái ngược với kỳ vọng của mọi người, tỉ lệ nội địa hóa ở hầu hết liên doanh đều diễn ra hết sức chậm chạp. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào cho biết hiện bình quân tỉ lệ nội địa hóa tại các liên doanh lắp ráp ôtô thuộc thành viên VAMA chỉ 5-10% tùy theo chủng loại xe và liên doanh. Điều này hoàn trái ngược những cam kết ban đầu là tăng tỉ lệ nội địa hóa 30-40% trong vòng mười năm. Điều đáng nói là dù mang tiếng sản xuất tại VN nhưng giá xe của phần lớn nhà sản xuất xe trong nước đều cao hơn trong khu vực.

Lý giải điều này, các doanh nghiệp thành viên VAMA cho rằng thị trường ôtô VN quá nhỏ (cả năm 2007 các thành viên VAMA bán được 80.392 ôtô các loại) nên không thể giảm giá và càng không thể đầu tư thêm dây chuyền chỉ để sản xuất vài chục ngàn bộ linh kiện cho thị trường VN.

Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất - viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược công nghiệp, Bộ Công thương, trung bình một ôtô có từ 20.000-30.000 chi tiết. Vì vậy để sản xuất hoàn chỉnh một ôtô cần hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện, mỗi doanh nghiệp lắp ráp cần tối thiểu 20 nhà cung cấp. Trong khi đó ở VN có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, nhưng chỉ khoảng 60 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện.

Nhập xe về bán: lựa chọn trong tương lai?

Sau một thời gian thành lập, hiện một số liên doanh sản xuất ôtô VN như: Toyota VN, Mercedes-Benz VN, Ford VN... đã được cấp phép nhập khẩu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng VN thay vì sản xuất một số dòng xe trong nước.

Theo ông Yoshiyuki Hakamata - tổng giám đốc Suzuki VN, từ giữa tháng 7-2008 đơn vị này đã nhập về dòng xe Swift (năm chỗ) từ Nhật Bản với giá bán 29.990-31.990 USD phục vụ khách hàng VN. "Chúng tôi muốn nhập khẩu các dòng sản phẩm này vào VN để thăm dò thị trường, sau đó sẽ quyết định nhập khẩu hay đầu tư dây chuyền lắp ráp trong nước" - ông Yoshiyuki Hakamata cho hay.

Tuy nhiên, một số liên doanh trong nước đã xóa sổ dây chuyền lắp ráp sản phẩm của mình vì sản lượng quá thấp. Trước đó Toyota VN quyết định nhập khẩu dòng xe Land Cruiser cho thị trường VN thay vì sản xuất dòng xe này từ bao năm nay do doanh số quá nhỏ.

Tương tự, Ford VN cũng vừa thông báo thay vì lắp ráp trong nước, công ty này sẽ quyết định nhập khẩu xe Mondeo (năm chỗ) thế hệ mới. Đại diện Công ty Ford VN cho biết dòng xe Mondeo lần đầu tiên được giới thiệu tại VN vào tháng 3-2003 khá thành công với số lượng bán ra 800 xe/năm trong hai năm 2003-2004. Tuy nhiên, số lượng bán ra của mẫu xe này tụt giảm, năm 2004 chỉ còn 194 xe, cả năm 2007 chỉ có 83 xe.

Theo lộ trình WTO, đến năm 2014 thuế nhập khẩu ôtô sẽ ở mức 70% và đến năm 2018 thuế nhập khẩu ôtô sẽ bằng 0%. Một chuyên gia trong ngành lo lắng khi lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO bước vào giai đoạn cuối, việc các liên doanh rút chân hẳn hoặc chủ yếu hoạt động phân phối hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Liệu một hiệu ứng tương tự như Sony VN sẽ diễn ra với các liên doanh ôtô trong khoảng thời gian 10 năm nữa?

LÊ NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên