28/06/2020 07:00 GMT+7

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực

T.D.V
T.D.V

Khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghệ số, ngành công nghiệp ô tô cũng bắt đầu chuyển mình từ một thiết bị cơ khí chạy bằng máy trở thành một thiết bị thông minh sử dụng nền tảng số để kết nối và giao tiếp với con người.

Với sự đầu tư mạnh từ các tập đoàn công nghệ, lĩnh vực xe tự hành đang ngày càng phát triển tại Việt Nam kéo theo cơn khát nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương nghìn đô mỗi tháng để tìm kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 1.

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành lập trình cơ khí ô tô được săn đón với mức lương nghìn đô- Ảnh: OTO HUI

Kết hợp kiến thức cơ khí và lập trình ô tô, cơ hội việc làm rộng mở với mức lương nghìn đô mỗi tháng

Theo McKinsey & Company, xe ô tô sẽ tiếp tục phát triển theo hướng tự động hoá. Xe ô tô sẽ được trang bị các tính năng hỗ trợ người lái như ứng dụng cảnh báo nguy hiểm, thông tin trên đường, các tính năng giải trí,…bằng hệ thống và trí tuệ nhân tạo. Với xu thế công nghệ kỹ thuật ô tô đang phát triển thì ngành Hệ thống ô tô và điều khiển đang cực kỳ khan hiếm nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tạp chí Business Insider công bố vào năm 2018, mức lương của kỹ sư công nghệ ô tô ở Mỹ rơi vào khoảng 80.000 – 110.000 USD/năm.

Theo khảo sát từ trang ZipRecruiter trong năm 2020, mức lương trung bình của một kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển tại Mỹ là 8.121 USD/tháng, tương đương khoảng 97.453 USD/năm. Mức lương trung bình giữa các bang khác nhau ở Mỹ chênh lệch khoảng 1.000$ cho thấy không có sự khác biệt quá lớn trong mức chi trả lương cho kỹ sư công nghệ ô tô tại Mỹ.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Vietnamworks, mức lương cho Kỹ sư công nghệ ô tô dao động từ 1.000 – 2.000 USD/tháng tùy vào vị trí và năng lực. Cũng với khảo sát của ZipRecruiter, mức lương của một kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển có kinh nghiệm tại Việt Nam rơi vào khoảng 8.000$ /tháng.

Các vị trí sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống ô tô và điều khiển có thể đảm nhận:

- Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô

- Kỹ sư bảo trì tại các nhà máy, cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô

- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô

- Nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật tại các hãng xe ô tô lớn như Ford, BMW, Toyota…

- Làm việc tại các công ty sản xuất và chế tạo các loại xe tự động, xe tự hành như FGA (FPT Software Global Automotive), VinFast, LG VS DCV, Panasonic…

- Kỹ sư nghiên cứu và phát triển về phần mềm ô tô của các hãng xe hơi, các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng

- Làm phần mềm nhúng ở các công ty như Viettel, VNPT, FPT,…

- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trong lĩnh vực tự động hóa, phần mềm, công nghệ ô tô.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 2.

Mức lương của kỹ sư phần mềm tự động hoá tại Mỹ. Ảnh trích từ báo cáo của ZipRecruiter

Doanh nghiệp "khát" kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển

Chưa bao giờ doanh nghiệp lại "khát" nhân sự ngành công nghệ ô tô, cụ thể là các kỹ sư có kiến thức về cả cơ khí lẫn lập trình ô tô như hiện tại. Doanh nghiệp cũng yêu cầu ứng viên phải có khả năng tự đào tạo để nâng cao chuyên môn, nắm bắt nhanh các xu thế mới trong ngành và có khả năng điều chỉnh linh hoạt đáp ứng yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Với những tố chất đó, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương cao ngất ngưỡng đối với các kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển vừa có chuyên môn, vừa có ngoại ngữ.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, nhà máy lắp ráp ô tô, ngành công nghiệp ô tô cũng đang có những bước chuyển mình lớn từ cơ khí chế tạo máy sang lập trình điều khiển. Những chiếc ô tô hiện đại được sử dụng các công nghệ lập trình tự động hoá nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng trong giai đoạn 4.0. Theo trang techinsight, hiện trên thế giới có hơn 30 công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển xe không người lái như Google, Tesla, Apple, Audi, Nissan, Nividia…. Họ đầu tư rất mạnh mẽ cho lĩnh vực này:

- Toyota đầu tư 1.2 tỉ USD để phát triển trí thông minh nhân tạo trên dòng xe của mình với mục tiêu đưa xe tự lái vào đời thực năm 2020.

- Các hãng xe của Nhật cũng đang liên kết với nhau để thực hiện kế hoạch lập bản đồ 3D cho xe không người lái…

- Audi chi 3,1 tỉ USD để mua lại cơ sở hữu dữ liệu đường phố của Nokia.

- GM mua lại tài sản của Sidecar và đầu tư 500 triệu USD vào Lyft.

- Uber China cho biết sẽ đầu tư 500 triệu USD vào sáng kiến lập bản đồ toàn cầu.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô chiếm 3% GDP cả nước và tiếp tục tăng trưởng với tham vọng đạt quy mô 1.000.000 xe vào năm 2030, doanh thu dự kiến 12 tỉ USD/năm, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm tới ở mức 10,5%/năm. Hiện nay, đang có một xu hướng đầu tư mạnh mẽ về xe tự hành tại Việt Nam kéo theo sự tăng vọt trong nhu cầu của của các công ty lớn đối với nguồn lực công nghệ ô tô chất lượng cao.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 3.

Xe tự hành đang là xu hướng trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay - Ảnh: FPT Techinsight

Đối với việc phát triển xe không người lái thì phần mềm đóng vai trò quan trọng nhất, được ví như não bộ, đảm bảo cho xe vận hành. Một chiếc xe hiện đại được điều khiển bởi 40 tới 100 hệ thống nhúng. 90% sáng tạo của xe hơi hiện nằm ở phần mềm. 100% xe sẽ kết nối với Cloud. Với xu hướng này, xe không người lái không còn là lãnh địa bất khả xâm phạm của Ford, Daimler, Toyota, Nissan... mà dần dịch chuyển thành lãnh địa của các công ty phần mềm. Các công ty công nghệ không hề có lịch sử, kinh nghiệm về ôtô như Google, Tesla, Uber, Lyft, Apple, Baidu... hay doanh nghiệp Việt như FPT, Vinfast... đều đang đứng trước cơ hội rất lớn trong lĩnh vực này.

Kể từ năm 2017, FPT Software đã đặt chân vào lĩnh vực công nghệ ô tô với tham vọng tạo nên những chiếc ô tô tự động hoá. Đến tháng 11/2019, FPT đã thử nghiệm thành công xe tự hành chạy được quãng đường 4km qua 5 trạm xe buýt và nhiều điểm cua. Các kĩ sư lập trình phần mềm tự động hóa ô tô được xem là ngành hấp dẫn, nguồn cung nhân sự cho việc làm tự động hóa ô tô luôn thiếu hụt so với nhu cầu tuyển dụng.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 4.

FPT thử nghiệm thành công xe tự hành vào cuối năm 2019 - Ảnh: FPT Software

Năm 2020, Đại học FPT Cần Thơ tuyển sinh chuyên ngành Hệ thống ô tô và điều khiển với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang web schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và nhận kết quả qua email.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 5.

Trường Đại học FPT Cần Thơ đào tạo ngành Hệ thống Ô tô và điều khiển kết hợp giữa cơ khí và lập trình ô tô. Ảnh: Đại học FPT Cần Thơ

Chương trình đào tạo Hệ thống ô tô và điều khiển thiết kế phù hợp với bối cảnh Việt Nam, sinh viên được trải nghiệm một môi trường học theo chuẩn quốc tế với giáo trình 100% tiếng Anh, phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị, các cuộc thi giúp sinh viên cọ xát thực tế, các khoá học trực tuyến từ các trường đại học danh giá trên thế giới, được trau dồi tiếng Anh và tiếng Nhật, tham gia học kỳ thực tập doanh nghiệp (OJT) trongvàngoài nước. Những trải nghiệm thực tế chính là điểm cộng cực tốt cho sinh viên, giúp các bạn vừa có thêm hiểu biết chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc, vừa xác định được nhu cầu thị trường để định hướng phát triển bản thân trong tương lai.

Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam: Khan hiếm nhân lực - Ảnh 6.

Hơn 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Đại học FPT

Trường Đại học FPT tuyển sinh 13 ngành, chuyên ngành học: Kỹ thuật phần mềm, Bảo mật và An ninh mạng, Trí tuệ nhân tạo, Hệ thống ô tô và điều khiển, Thiết kế đồ hoạ, Quản trị kinh doanh (Digital Marketing), Quản trị khách sạn, Kinh doanh quốc tế, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Truyền thông đa phương tiện, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn tại Thành phố Cần Thơ.

Năm 2020, Đại học FPT tuyển sinh hệ đại học chính quy với 2 phương thức xét tuyển: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia 2020 và xét tuyển học bạ THPT. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào Đại học FPT Cần Thơ khi điểm thi THPT Quốc gia 2020 hoặc điểm học bạ THPT thuộc TOP 50 THPT toàn quốc. Để tra cứu thứ hạng, thí sinh truy cập vào trang https://schoolrank.fpt.edu.vn/ , điền thông tin và nhận kết quả qua email.

Phụ huynh và thí sinh quan tâm có thể liên hệ tư vấn tuyển sinh và nộp hồ sơ tại khu vực Cần Thơ : Số 600, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ĐT: (0292) 730 3636; Website: www.cantho.fpt.edu.vn ; Facebook: Đại học FPT Cần Thơ.


T.D.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên