20/04/2008 09:01 GMT+7

Huỳnh Đông với thử thách mới

HOÀNG LÊ
HOÀNG LÊ

TT - Nổi bật với vai chàng Quân nghĩa hiệp trong bộ phim Gọi giấc mơ về, Huỳnh Đông được đánh giá là gương mặt trẻ có triển vọng trong môn nghệ thuật thứ bảy. Thế nhưng chàng trai từng lọt vào top 5 Giải Mai vàng 2007, top 3 giải thưởng HTV award này lại chỉ cười hiền lành: "Tại hên đó thôi".

QEhuChEL.jpgPhóng to
TT - Nổi bật với vai chàng Quân nghĩa hiệp trong bộ phim Gọi giấc mơ về, Huỳnh Đông được đánh giá là gương mặt trẻ có triển vọng trong môn nghệ thuật thứ bảy. Thế nhưng chàng trai từng lọt vào top 5 Giải Mai vàng 2007, top 3 giải thưởng HTV award này lại chỉ cười hiền lành: "Tại hên đó thôi".
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Mà Đông hên thật bởi so với nhiều diễn viên khác, anh vẫn còn rất non về tuổi nghề. Gọi giấc mơ về mới chỉ là bộ phim thứ ba Huỳnh Đông góp mặt. Vai đầu tiên anh tham gia là nhân vật em nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bộ phim cùng tên do đạo diễn Mỹ Hà thực hiện, TFS sản xuất năm 2004. Vai diễn "bé tí” nên chẳng ai nhớ. Đến năm 2006, Huỳnh Đông vào vai người chồng kiến trúc sư Trung đĩnh đạc, nghiêm túc, thương vợ nhưng bạc mệnh. Vai diễn tuy ít nhưng khá ấn tượng. Khán giả chưa kịp quên thì Đông lại xuất hiện trong bộ phim nói về giới trẻ Gọi giấc mơ về.

Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Gọi giấc mơ về đã khiến Đông đến giờ vẫn như còn… "ở trên mây". Cùng với Minh Hằng (vai Phụng), khán giả đặc biệt yêu thích vẻ ngỗ ngược mà chân thành, người lớn pha lẫn trẻ con trong nhân vật Quân của Huỳnh Đông. Thậm chí, một khán giả nữ ái mộ gửi thư cho Đông đã gọi anh thân mật là "hoàng tử da nâu".

Đông bật mí: "Biết mình không có nhiều ưu điểm về sắc vóc nên tôi cố gắng tìm tòi khai thác những chi tiết để thể hiện. Mà ngoài đời tôi cũng khá giống như Quân vậy. Bạn bè ghẹo xem phim không biết Đông diễn hay đem ngoài đời vào phim". Quân đưa tay rám nắng ra khoe: "Kết quả của việc cố gắng phơi nắng để "nhuộm" da đấy. Đến nay, dù đã hơn một năm trôi qua nhưng cái nắng gió biển Long Hải vẫn còn bám chặt riết vào làn da".

Không biết có phải chính vì đang "thừa hưởng" làn da cháy nắng, một gương mặt "già trước tuổi" nên đạo diễn Lê Cung Bắc đã quyết định chọn Huỳnh Đông vào vai vị tướng phong trần Huỳnh Văn Nghệ trong bộ phim lịch sử dài 37 tập Thi tướng rừng xanh, dù ban đầu anh thi tuyển vào một vai khác.

Hơn một tháng qua Đông mải miết học cưỡi ngựa, học võ, rảnh một chút là lên mạng tìm kiếm thông tin, nhờ bạn bè mượn sách về tướng Huỳnh Văn Nghệ tham khảo, tìm hiểu sâu về nhân vật. Đông kể "giờ đã biết cưỡi ngựa, võ thì hồi xưa có học căn bản nên không lo lắm, nhưng điều Đông lo nhất đó là diễn cho ra được cái thần của một vị tướng văn võ song toàn. Hai tính cách ấy làm sao phải thể hiện cho ra một lúc: khi đọc thơ ra khí khái của một vị tướng võ, khi đánh võ phải mang cái thần lãng mạn thơ ca".

Dù không sinh ra trong gia đình làm nghệ thuật nhưng ngay từ nhỏ Huỳnh Đông được xem "chùa" nhiều vở diễn của đoàn kịch thành phố - nơi ba Đông làm việc. Xem riết rồi đâm nghiền, Đông quyết định nộp đơn thi vào Trường Sân khấu - điện ảnh TP.HCM để thử sức. Gia đình không ai nói gì nhưng hết lòng ủng hộ con trai. Khi bộ phim Hàn Mạc Tử phát sóng, mọi người trong nhà xúm lại xem, rồi góp ý sôi nổi, ba còn thu băng lại để làm kỷ niệm vai điễn đầu tiên của con.

Những năm sau đó, không có phim để đóng, Đông lại lăn lộn tham gia sân khấu kịch quần chúng. Hễ đâu mời là Huỳnh Đông nhận lời. "Những năm tháng khá vất vả ấy đã giúp Đông có kinh nghiệm diễn xuất quí báu. Sinh viên đâu dễ tìm được cơ hội đứng trên sân khấu thật sự".

Với "chàng hoàng tử da nâu", mới chỉ bắt đầu mở ra những thử thách mới...

2hTIcmn7.jpgPhóng to
Với lối diễn xuất trẻ trung, tự nhiên, vai diễn Quân của Đông đã tạo sự yêu thích của khán giả

Huỳnh Đông trầm ngâm: "Sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình trong thời gian qua giúp diễn viên trẻ chúng tôi có nhiều cơ hội để cọ xát và chứng tỏ mình. Càng nhiều cơ hội càng cần phải đắn đo suy nghĩ. Những vai diễn sau luôn khó hơn những vai diễn trước bởi phải diễn sao cho khác lạ, không trùng lắp để khán giả không quên mình.

Tôi nhớ tới câu nói của một nghệ sĩ người Nga mà thầy Văn Thành quá cố đã truyền đạt: "Phải yêu nghệ thuật trong bản thân mình, chứ đừng yêu bản thân mình trong nghệ thuật". Có thể hiểu nôm na rằng đã là nghệ sĩ thì công việc diễn xuất là chân chính và cao quí nhất. Đừng thấy sự hào nhoáng bên ngoài mà hài lòng, tự mãn".

HOÀNG LÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên