Phóng to |
Mua bán vàng nữ trang tại một tiệm vàng ở TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm |
Nơi này cũng kiến nghị thời gian đăng ký lại với hoạt động kinh doanh vàng miếng sau nghị định có hiệu lực nên là sáu tháng thay vì ba tháng như quy định trước đó.
5 giấy phép
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, quy định tại dự thảo nghị định, một sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải có đến năm giấy phép: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy phép xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Quy định như vậy là quá chặt vì vàng trang sức, mỹ nghệ là loại hàng hóa thông thường và hoạt động sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa này không tác động tiêu cực đến chính sách tiền tệ. Hàng hóa này cũng không thuộc đối tượng bị hạn chế kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo thông lệ quốc tế, không quốc gia nào hạn chế phát triển hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận vàng trang sức là hàng hóa, và giao Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, lưu thông vàng trang sức, mỹ nghệ. Mặt khác, nghị quyết 11 của Chính phủ không đề cập đến quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, gia công và kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Hiệp hội đề xuất tách riêng quy định sản xuất với gia công vàng trang sức, theo hướng nới lỏng hơn cho gia công để khuyến khích các hộ gia đình tham gia gia công cho doanh nghiệp. Hiện nay cả nước có hàng chục nghìn hộ cá thể, nhất là ở các làng nghề kim hoàn, đang gia công vàng trang sức, mỹ nghệ cho các doanh nghiệp mà hoàn toàn không tham gia sản xuất kinh doanh các sản phẩm này.
“Ôm” quá nhiều quyền hạn
Với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hiệp hội đề nghị cần yêu cầu thành lập doanh nghiệp theo luật, vì các đối tượng này phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, hiệp hội cho rằng không nhất thiết phải yêu cầu các doanh nghiệp xin giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước vì vàng trang sức là loại hàng hóa thông thường, không thuộc đối tượng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp cũng như pháp lệnh ngoại hối.
Liên quan đến quy định xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng từ 20K (tương đương hàm lượng 83,3%) trở lên phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, hiệp hội lo ngại quy định này sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, vì hiện nay xuất khẩu vàng trang sức có khối lượng trên một ounce và hàm lượng trên 99% đã phải đóng thuế cao tới 10%, khiến chi phí của doanh nghiệp tăng gấp 20 lần trước đây. Hiệp hội đề nghị không nên áp dụng quy định như dự thảo hoặc chỉ nên áp dụng với vàng trên 99%.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng dự thảo nghị định trao cho ngân hàng nhà nước tỉnh thành quá nhiều quyền hạn, thậm chí “ôm đồm” quyền hạn của những ngành khác khi quản lý cả địa điểm sản xuất, cơ sở sản xuất, trang thiết bị, vốn... Ngoài ra cần phải phân biệt rạch ròi giữa các khái niệm thế nào là kinh doanh, sản xuất, gia công chế tác vàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để lách luật.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần giải thích vì sao quy định vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng vàng từ 20K trở lên phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, và cũng cần trả lời dứt khoát vàng nữ trang là hàng hóa hay tiền tệ, nếu là hàng hóa nên giao Bộ Công thương cấp phép, quản lý.
* Ông Đinh Nho Bảng (tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam): Làm rõ điều kiện sản xuất, kinh doanh vàng miếng Nghị quyết 11 đặt ra mục tiêu là thu hẹp dần để tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, nhưng dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được đưa ra lấy ý kiến chỉ quy định vỏn vẹn bốn dòng về quản lý vàng miếng, trong khi đối tượng lẽ ra được khuyến khích phát triển là vàng nữ trang thì dự thảo nghị định lại quy định quá chặt chẽ. Điều này cũng đi ngược với mục tiêu mà dự thảo nghị định đặt ra ban đầu là “nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, phát triển hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu”. Mặt khác, dự thảo nghị định lại thiếu một điều rất quan trọng là điều kiện để được tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Theo tôi, Chính phủ phải quy định điều kiện, tiêu chí để căn cứ vào đó Ngân hàng Nhà nước cấp phép, không thể để bộ ngành tự đưa ra điều kiện. * Ông Trần Thanh Hải (tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam): Không thể coi vàng nữ trang như tiền tệ Vàng nữ trang không có giá trị thanh toán cũng như cất giữ, do vậy không thể coi vàng nữ trang như một đơn vị tiền tệ để quản lý quá chặt như dự thảo nghị định. Nữ trang là hàng hóa, do vậy đặt điều kiện để kiểm soát vàng nữ trang theo kiểu tiền tệ là vô lý, vì giá trị nữ trang không nằm hoàn toàn ở hàm lượng vàng mà còn ở góc độ nghệ thuật, đồng thời giúp giải quyết một lượng lớn lao động thủ công. Còn chuyện một số tổ chức lợi dụng mác vàng nữ trang để xuất khẩu thu lợi nhuận thì Ngân hàng Nhà nước nên dùng công cụ khác để quản lý. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận