![]() |
R.Karmen trên giàn giáo tự tạo để quay phim - Ảnh tư liệu |
Theo tư liệu báo chí kháng chiến thì khoảng quý 3-1952, Chính phủ VN dân chủ cộng hòa quyết định tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhì cho đoàn điện ảnh làm phim VN kháng chiến và cho trưởng đoàn Xướng Hạc Linh. Đây là thời điểm bộ phim đã hoàn thành, đã được đưa đi dự và nhận giải thưởng “Nhân dân lao động đấu tranh cho hòa bình” tại Đại hội điện ảnh quốc tế lần 7 ở Tiệp Khắc (tháng 6-1952), các báo L'Humanité (Pháp), Pravda (Liên Xô) đều có bài về bộ phim này.Nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987), một thành viên của đoàn làm phim này, cho biết đây là “cuốn phim có tính chất vừa thời sự vừa phóng sự, những cảnh quay thực tế sốt dẻo cộng với những cảnh bố trí”.
Đoàn làm phim thực hiện các cảnh quay ở đồng bằng, trước chiến dịch Hà Nam Ninh, có cảnh mittinh 10.000 người, cảnh nhân dân giúp bộ đội vượt sông, cảnh sinh hoạt của dân thường, của bộ đội, cảnh Hồ Chủ tịch đến thăm nông dân... Sau bảy tháng ghi hình từ miền xuôi đến miền ngược được gần 5.000m phim, toàn bộ tư liệu quay được đem về Bắc Kinh để dựng phim.
Đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa vừa tham gia đoàn quay phim, lại cùng sang Trung Quốc tham gia dựng phim. Ông cho biết từ Bắc Kinh phim được gửi đi Tiệp Khắc, qua đại hội điện ảnh quốc tế giới thiệu với nhân dân thế giới về nước VN kháng chiến. Ở Trung Quốc phim được quảng cáo ở nhiều đường phố Bắc Kinh trước ngày công chiếu. Bản thân ông đến xem phim này chiếu tại Nam Ninh đúng ngày 2-9-1952, chứng kiến tình cảm của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân VN kháng chiến (các bài vở về lần ra mắt cuốn phim này đăng trong Văn Nghệ số 37, tháng 11-1952, có trong Sưu Tập Văn Nghệ 1948-1954, tập 4 và 5, NXB Hội Nhà Văn, hiện đang có tại các hiệu sách).
Không rõ ở Viện Tư liệu phim tại Hà Nội hiện còn giữ được cuốn phim VN kháng chiến hay không? Tôi đề nghị các ngành điện ảnh và truyền hình đi tìm lại bộ phim tài liệu hẳn cũng quý báu này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận