08/03/2006 01:21 GMT+7

Nên hiểu thế nào về định hướng xã hội chủ nghĩa?

PGS.TS ĐÀO CÔNG TIẾN
PGS.TS ĐÀO CÔNG TIẾN

TT - Đứng trên góc độ của sự sòng phẳng về lý luận và thực tế, thì XHCN đã và đang tồn tại trong hai góc nhìn - XHCN được coi là mục tiêu phát triển và XHCN với tính cách là một mô thức tổ chức xã hội.

iDo3ORyc.jpgPhóng to
PGS. TS Đào Công Tiến (nguyên hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM)
TT - Đứng trên góc độ của sự sòng phẳng về lý luận và thực tế, thì XHCN đã và đang tồn tại trong hai góc nhìn - XHCN được coi là mục tiêu phát triển và XHCN với tính cách là một mô thức tổ chức xã hội.

Thời cơ vàng: Vận hội mớiThời cơ vàng: Vượt qua cái bóng của mìnhThời cơ vàng và hiểm hoạ đenHướng đến chân lý sẽ vượt qua cái bóng của mìnhNgười tài chưa được trọng dụng hay bị đố kỵ? Người dân đòi hỏi phải có sự bứt phá mới

XHCN là đích đến của sự phát triển, phồn vinh, công bằng, văn minh tiến bộ cho một xã hội trong mối quan hệ cả về phát triển kinh tế với hoàn thiện văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, sự đòi hỏi về những giá trị nhân văn trong cuộc sống cũng không kém gì khát vọng phát triển để vượt nghèo khó, vươn tới giàu mạnh - dân giàu nước mạnh.

Ý tưởng nhân văn đó cũng là ý tưởng khá sâu đậm trong tư tưởng XHCN. Ngay cả khi thể chế XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, không ít học giả phương Tây đã khuyên những người trong cuộc của sự sụp đổ đó chớ nên vì nóng vội mà chuyển sang một cực đoan khác của chủ nghĩa tư bản đầy những yếu tố bất toàn và cạm bẫy, trái lại cần phải duy trì và dung hợp với những tư tưởng căn bản mang tính nhân đạo của CNXH để tiếp tục phát triển quốc gia trên một chất lượng mới. Đó cũng là mục tiêu chung mà mọi quốc gia dân tộc dường như ai cũng muốn lựa chọn.

Với những mức độ và hình thái biểu hiện khác nhau cho mục tiêu này, nhiều quốc gia đã thực hiện khá thành công mặc dù trong đó không ít quốc gia không hề nói tới cụm từ XHCN.

Ở VN, theo tôi, đã và đang có một sự đồng thuận rất cao dành cho sự chọn lựa mục tiêu “giữ vững độc lập, thống nhất tổ quốc, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Cương lĩnh 1991 của Đảng cũng khẳng định rõ xã hội XHCN là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, đạt được cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc; nhân dân lao động làm chủ, đoàn kết các dân tộc và hữu nghị với các nước.

Lựa chọn những mục tiêu như vừa nêu cũng chính là đã lựa chọn XHCN và định hướng XHCN nếu được xem là nhằm hướng tới những mục tiêu như thế thì có lẽ không có gì để gọi là không hiểu được, hoặc không lý giải được.

XHCN một thời tồn tại (cả trên góc độ lý thuyết và trong thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội) là một mô thức tổ chức xã hội luôn gắn liền với các đặc trưng cơ bản về công hữu hóa, kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nhà nước chuyên chính vô sản. Mô thức tổ chức xã hội này đã phá sản ở Liên Xô, Đông Âu.

Chính vì thế mô thức tổ chức xã hội hiện đại được điều chỉnh với các đặc trưng kinh tế thị trường, xã hội công dân và nhà nước pháp quyền đã có khuynh hướng được lựa chọn để dần dần thay thế cho mô thức cũ vốn đã tỏ ra không còn phù hợp với những đòi hỏi của cuộc sống.

Theo tôi, với trên 20 năm đổi mới, chúng ta đã đặt một chân vào mô thức tổ chức xã hội hiện đại - kinh tế thị trường, xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền, còn chân kia thì chưa rời hẳn được mô thức XHCN cũ kỹ với không ít những bất cập. Chính sự thiếu kiên quyết, dứt khoát này trong việc chọn lựa và chuyển đổi mô thức tổ chức xã hội đã dẫn đến hàng loạt lúng túng trong việc đưa ra chiến lược và qui hoạch phát triển, cũng như trong việc chọn lựa hệ thống công cụ và cung cách vận hành đời sống kinh tế xã hội của đất nước.

Vừa chọn sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, tuyên bố bình đẳng giữa các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, nhưng vẫn chủ trương kiên định coi công hữu là nền tảng, kinh tế nhà nước là chủ đạo; vừa thừa nhận kinh tế thị trường, dân chủ xã hội, nhà nước pháp quyền (qua đổi mới), nhưng vẫn duy trì sự tập trung thái quá quyền lực và sự can thiệp sâu của hệ thống chính trị vào đời sống kinh tế và xã hội công dân; vừa đánh giá cao thành quả và sự đóng góp của công cuộc đổi mới kinh tế, nhưng lại lo lắng và thiếu thái độ dứt khoát ủng hộ đổi mới vì sợ “được kinh tế nhưng mất tư tưởng, được bộ phận nhưng mất tổng thể, được trước mắt nhưng mất lâu dài, được kết quả hiển nhiên nhưng xa rời mục đích và những nguyên tắc cơ bản, được của cải nhưng hỏng quan hệ sản xuất và con người”, như có người đã từng phát biểu (tạp chí Cộng Sản, tháng 9-1993).

Thiết nghĩ có thể coi đây là một trong những loại ý kiến điển hình cho thấy sự thiếu dứt khoát và thái độ lúng túng trong việc chọn lựa, chuyển đổi mô thức tổ chức xã hội.

Như vậy, chọn định hướng XHCN là mục tiêu phát triển xã hội như đã trình bày ở trên là sự lựa chọn đúng, tạo được sự đồng thuận, cần phải được kiên định với sự chọn lựa đó.

Còn XHCN là mô hình tổ chức xã hội thì trên thực tế đã và đang không còn tồn tại với sự lựa chọn trong xu thế phát triển chung của thời đại, cũng như trong tiến trình đổi mới ở nước ta. Vì thế, nếu cứ vẫn dùng cụm từ định hướng XHCN mà XHCN ở đây là mô thức tổ chức xã hội thì sẽ rơi vào tình trạng nói mà không làm được vì không hiểu, không lý giải rõ ràng được hoặc tạo ra cái “cớ” để duy trì những yếu tố của mô thức cũ còn sót lại, còn phát sinh tiêu cực gây cản ngại tiến trình đổi mới.

PGS.TS ĐÀO CÔNG TIẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên