08/06/2005 05:02 GMT+7

Nên hay không nên thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng?

LÊ VĂN (Q.Tân Phú, TP.HCM)
LÊ VĂN (Q.Tân Phú, TP.HCM)

TT - Công khai, minh bạch ở những lĩnh vực nào? Theo Ủy ban pháp luật, cần thiết phải công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, vì đây là một biện pháp hữu hiệu có tác dụng hạn chế được các cơ hội tham nhũng từ phía người có chức vụ, quyền hạn.

* tiếp theo số báo ngày 7-6-2005

Làm sao để không thể tham nhũng, không dám tham nhũng

Ban chống tham nhũng chuyên trách, độc lập

Theo tôi, cần thành lập ban chống tham nhũng chuyên trách, độc lập, trực thuộc Quốc hội. Ban này là một lực lượng đặc nhiệm được huấn luyện tốt kỹ năng chống tham nhũng và có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Một tổ chức chống tham nhũng phối hợp nhiều cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước như dự thảo Luật phòng chống tham nhũng qui định nghe thì rất mạnh mà không mạnh! Bởi vì nó thiếu tập trung chuyên trách, không có thực quyền và thiếu tính độc lập quyết đoán.

Nếu thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng như Chính phủ đề xuất là còn xem nhẹ công tác chống tham nhũng. Chúng ta từng có ban chống tham nhũng nhưng hoạt động không hiệu quả. Bây giờ nếu lập lại một tổ chức như thế thì công tác chống tham nhũng chắc không có gì mới!

Bên cạnh đó, Ủy ban pháp luật cho rằng các qui định về công khai, minh bạch trong dự thảo luật mới chủ yếu đề cập đến lĩnh vực kinh tế chứ chưa đề cập nhiều đến công tác tổ chức, cán bộ cũng như việc phân bổ dự án đầu tư, sử dụng ngân sách...

Hơn nữa, dự thảo luật chỉ mới đề cập đến vấn đề công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, chưa đề cập đến vấn đề công bằng, dân chủ. Thực tế cho thấy nếu không công khai, minh bạch, không công bằng, dân chủ thì không thể chống tham nhũng được.

Ngoài ra, Ủy ban pháp luật đề nghị công khai, minh bạch về các dự án có sự tài trợ và hợp tác với nước ngoài; đồng thời cũng phải công khai báo cáo kiểm toán việc thực hiện các dự án đó; công khai, minh bạch về các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học.

Nhiều nơi để xảy ra tham nhũng nhưng người đứng đầu không bị xử lý!

Nhiều ý kiến tán thành với qui định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng các qui định này còn quá chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Điều 7 pháp lệnh chống tham nhũng hiện hành đã qui định việc này, nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp để xảy ra tham nhũng ở cơ quan, tổ chức mình nhưng người đứng đầu không bị xử lý.

Ủy ban pháp luật cho rằng việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong trường hợp có xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình cần phải phân biệt rõ hai trường hợp:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm buông lỏng sự quản lý dẫn đến để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì cần phải bị xử lý nghiêm khắc.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tích cực đấu tranh, tự phát hiện tham nhũng tại cơ quan, tổ chức mình và xử lý nghiêm minh thì cần phải được động viên, khuyến khích. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tham nhũng; tránh để xảy ra trường hợp sợ trách nhiệm mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức bao che hoặc “xử lý nội bộ” đối với những hành vi tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức mình.

Thực tế cho thấy việc bí mật thông tin của các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực nhà nước đã và đang là cơ hội để những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện được các hành vi tham nhũng.

Vì vậy, Chính phủ và các cơ quan hữu quan phải rà soát lại những nội dung nào thật sự là bí mật nhà nước, bí mật công tác để đưa vào danh mục bí mật, còn lại những nội dung khác đều phải được công khai. Có như vậy thì mới hạn chế tệ nhũng nhiễu và tham nhũng.

Nên hay không nên thành lập ban chỉ đạo phòng - chống tham nhũng?

Đa số ý kiến không tán thành việc thành lập ban chỉ đạo phòng - chống tham nhũng vì cho rằng địa vị pháp lý của cơ quan này là không rõ ràng; nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ đạo cũng không phù hợp với cơ cấu, thành phần của ban chỉ đạo. Mặt khác, với những thành phần trong dự thảo luật thì hầu hết đều làm việc kiêm nhiệm.

Thực tế đã có quá nhiều ban chỉ đạo nhưng hoạt động đều kém hiệu quả, ngay cả trong lĩnh vực phòng - chống tham nhũng trước đây cũng đã tổ chức ban chống tham nhũng rồi cũng phải giải thể do hoạt động không hiệu quả. Các ý kiến cho rằng trách nhiệm phòng - chống tham nhũng thuộc về nhiều cơ quan khác nhau, như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra...

Nhưng có ý kiến tán thành với việc thành lập ban chỉ đạo phòng - chống tham nhũng ở hai cấp như trong dự thảo luật. Vì cho rằng công tác đấu tranh phòng - chống tham nhũng hết sức khó khăn, phức tạp, tham nhũng xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, cần phải có cơ quan chỉ đạo chung mang tính chất liên ngành để nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc đấu tranh phòng - chống tham nhũng.

Một số ý kiến khác đề nghị ở trung ương cần thành lập một cơ quan hoặc một ban chỉ đạo phòng - chống tham nhũng mang tính quốc gia, hoạt động độc lập với Chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan này có thẩm quyền độc lập trong việc nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, biện pháp đấu tranh chống tham nhũng; được giao những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt; được quyền chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan để chỉ đạo, kiểm tra tổ chức hoạt động đấu tranh phòng - chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

LÊ VĂN (Q.Tân Phú, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên