01/10/2003 07:15 GMT+7

Năng lực cạnh tranh toàn cầu, tìm đâu?

X. TOÀN lược ghi
X. TOÀN lược ghi

TT - Tại cuộc hội thảo “Kinh doanh với thị trường Nhật Bản - cơ hội và thách thức” (vừa diễn ra tại TP.HCM), ông Sadanori Watanabe - cố vấn cao cấp tình nguyện của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - đã trình bày một tham luận về vấn đề doanh nghiệp (DN) VN trước thách thức hội nhập. Chúng tôi lược ghi lại một phần tham luận đó.

7IIlr9UQ.jpgPhóng to
Ông Sadanori Watanabe
TT - Tại cuộc hội thảo “Kinh doanh với thị trường Nhật Bản - cơ hội và thách thức” (vừa diễn ra tại TP.HCM), ông Sadanori Watanabe - cố vấn cao cấp tình nguyện của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - đã trình bày một tham luận về vấn đề doanh nghiệp (DN) VN trước thách thức hội nhập. Chúng tôi lược ghi lại một phần tham luận đó.

Không kể các DN có hướng xuất khẩu, ở VN cả các DN tư nhân cũng như các DN nhà nước đều chưa trải qua những cam go trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Họ vẫn được bảo vệ bằng chính sách bảo hộ của Nhà nước và tôi sợ ít DN trong số họ có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Ông Sadanori Watanabe đã có 40 năm làm việc cho Công ty Hitachi (Nhật Bản). Ông đến VN từ tháng 9-2001 với tư cách là cố vấn cao cấp tình nguyện của JICA làm việc tại VCCI với nhiệm vụ chính là tư vấn cho các DN VN.

Theo quan sát tại các cơ sở của DN, đặc biệt các DN trong công nghiệp chế tạo, tôi cảm thấy nhiều DN vẫn chưa có được năng lực cạnh tranh quốc tế dù các DN này có giá nhân công rất thấp.

Vậy làm cách nào để các DN có được năng lực cạnh tranh toàn cầu? Theo tôi, các DN VN hoàn toàn có thể làm được điều này nếu hai yếu tố giảm giá thành và nâng cao chất lượng được chú ý làm tốt.

Như các bạn cũng đã biết, tại Nhật chi phí cho nhân công rất cao. Do vậy, để duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế mọi DN đều tập trung cố gắng giảm giá thành bằng cách đẩy mạnh mọi hoạt động. Cụ thể như giảm bớt khó khăn trong qui trình sản xuất ngay từ khi bắt đầu thiết kế công nghệ, giảm chi phí vật liệu, tăng năng suất hoặc vận hành cơ chế phân tích giá trị.

Khi tiến trình hội nhập AFTA thực hiện trọn vẹn vào năm 2006, hàng hóa có giá thành thấp từ các nước ASEAN khác sẽ nhanh chóng vào VN.

Đã đến lúc các DN VN phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cạnh tranh trên thế giới và chỉ DN nào có năng lực cạnh tranh mới có thể tồn tại. Nhưng thật đáng tiếc là chưa thấy ở các DN vừa và nhỏ cũng như các DN nhà nước một nỗ lực tìm mọi cách giảm chi phí để đối phó với thách thức này.

Một vấn đề nữa là nâng cao chất lượng. Các DN cần phải có độ tin cậy hơn về chất lượng sản phẩm của mình. Khi tới thăm các nhà máy, cái mà người ta thấy là sự bố trí không hiệu quả và việc cần phải cải thiện quản lý chất lượng. Điều này khiến ta có thể nghĩ rằng còn cả một kho công việc để cải thiện chất lượng.

Tôi xin đề xuất hệ thống 5S (một trong những cách quản lý của Nhật Bản để đảm bảo chất lượng. Đó là sàng lọc - seiri; sắp xếp - seiton; sạch sẽ - seisu; săn sóc - seiketsu và sẵn sàng - shisuke) như một ví dụ.

Ít DN có một hệ thống khuyến khích 5S một cách có tổ chức. 5S có thể là một phương pháp quản lý cũ nhưng là một phương thức tốt để nâng cao độ tin cậy về chất lượng. Vì vậy ở VN, theo tôi, nên áp dụng hệ thống 5S.

Ở một vài DN VN khi tôi đến làm việc, có người đã vội vã trả lời rằng nếu giảm chi phí ban đầu chất lượng cũng sẽ giảm theo. Đó là một sai lầm lớn. Bởi thực tế hiện nay đảm bảo chất lượng cùng tìm cách giảm chi phí là một hoạt động giảm giá thành mang tính toàn cầu.

VN đang đối mặt với cơn lốc hội nhập AFTA và WTO, con đường duy nhất để vượt qua khó khăn này là tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu. Thật đáng lo ngại nếu tiếp tục tồn tại như hiện nay.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều tiềm năng để cải thiện trong các DN VN. Tôi tin tưởng khi đẩy nhanh các hoạt động như vậy, năng lực cạnh tranh sẽ tăng lên và các DN có năng lực cạnh tranh toàn cầu sẽ xuất hiện.

X. TOÀN lược ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên