Phóng to |
Sân khấu thiết kế đúng bối cảnh chiến tranh nhưng chuyện kịch lại đi vào chiều sâu tâm lý |
1.Nàng bắn lén. Điều đầu tiên khiến nhiều người xem quan tâm là cái tên của vở rất lạ. Riêng với người trong giới, sự quan tâm còn vì kịch bản này là của tác giả nổi tiếng của nền kịch nói sân khấu cách mạng Ngô Y Linh viết từ những năm 1960.
Ra đời vào thời bom đạn khốc liệt, trình diễn ngay trong lòng cuộc kháng chiến, viết về những người lính phía bên kia chiến tuyến mà vở diễn vẫn còn nguyên giá trị bởi tính nhân văn và sự thuyết phục ở tâm lý nhân vật.
Họ, những người lính và sĩ quan Mỹ vẫn có lòng yêu nước, tinh thần phụng sự quốc gia. Song bước vào một cuộc chiến phi nghĩa, hành động giết chóc không đủ lý lẽ để biện minh; đối đầu với tinh thần quật cường của dân quân nước Việt, họ rơi vào hoang mang, khủng hoảng. Tác giả đã khai thác sự khủng hoảng ấy trong những mâu thuẫn nội bộ của chính những người đi xâm chiếm.
Phóng to |
Nhật Trung - một diễn viên không tên tuổi - đã khiến khán giả khóc với nhiều đồng cảm thân phận một anh lính da màu |
Để hoàn thành sứ mạng, viên chỉ huy đã đẩy những người lính của mình ra làm con mồi sống theo yêu cầu của tay giết mướn. Lúc này, sự thương cảm, đồng tình của người xem chuyển vào những người lính Mỹ vô tội bị đẩy vào cuộc chiến để làm vật hi sinh.
Bi kịch, giá trị tố cáo, cũng là tính nhân văn sâu sắc của kịch bản được đẩy lên cao tới đỉnh khi người xem chứng kiến những người trẻ tuổi chết oan ở một xứ sở xa lạ với nỗi thương cha, nhớ mẹ. Chứng kiến họ giành giật sự sống với nhau, và người lính Mỹ da đen bị kỳ thị, bị đẩy ra làm bia đỡ đạn cho lính da trắng đã thốt lên: "Tôi cũng là một con người"...
Sân khấu là một lô cốt với bao cát, kẽm gai, đồn gát, hầm trú ẩn cho ra đúng không khí một vở kịch chiến tranh. Âm thanh, ánh sáng tạo ra những hiệu ứng bom đạn rất đạt tăng hiệu quả cho vở diễn. Sân khấu quay cũng được sử dụng khá hiệu quả cho những "xen" chuyển cảnh tạo thành một tổng thể vở diễn có nhiều điều đáng xem.
Song, cái được lớn nhất của Nàng bắn lén trong bản dựng này là đã trình làng được những gương mặt mới từ đạo diễn Mai Viết Cửu đến những diễn viên chưa từng được nhớ mặt, quen tên một cách chững chạc. Êkip trẻ này, đặc biệt là Nhật Trung trong vai người lính da đen đã làm sân khấu có nước mắt - nụ cười với những rung cảm thật.
Với Nàng bắn lén, Nhà hát Thế Giới Trẻ - một gương mặt mới toanh trong làng kịch TP.HCM đã có thể tự tin đi tiếp và khẳng định được giá trị ở chữ "nhà hát" trong việc chọn kịch bản hay và cách dựng tốt. Vấn đề còn lại của đơn vị này như Tổng thư ký Hội Sân khấu TP.HCM Lê Duy Hạnh nói: làm sao tiếp thị được những vở như Nàng bắn lén đến với thị trường. Tin rằng điều này hoàn toàn làm được nếu đúng cách vì đây là một vở kịch đúng với yêu cầu khi đến với sân khấu của khán giả: có được nước mắt và nụ cười.
Phóng toẢnh: VNN2. Biển cồn cào. Vở diễn này cũng được chú ý vì thuộc Đoàn kịch Sóng Biển - Hải Phòng - một đơn vị xã hội hóa nghe nói là trên 10 năm nhưng hiếm ai biết đến.
Vở kịch kể chuyện hai chị em gái miền biển rất đẹp yêu anh em nhà ngư dân cùng làng chài. Chuyện tình cảm của họ tréo ngoe, có những gút mắc quan hệ anh em từ chuyện tình của thế hệ cha mẹ. Câu chuyện kịch cũng nhuốm một vẻ huyền thoại về vẻ đẹp huyền hoặc và sự thu hút không gì cưỡng nổi của người mẹ và cô con gái lớn với đàn ông.
Song sàn diễn là một sân khấu với một cảnh duy nhất là con thuyền được cách điệu cho mọi bối cảnh. Tất cả câu chuyện đều được mô tả qua... lời kể của diễn viên.Thế nên dù êkip diễn có cố gắng vở diễn cũng khá buồn chán...
Dẫu vậy, Đoàn kịch Sóng Biển - Hải Phòng vẫn là gương mặt mới - lạ nhất, được "tò mò" muốn biết nhất, ở liên hoan sân khấu xã hội hóa lần này, rất đáng được hoan nghênh. Biết đâu từ cơ hội giao lưu, cọ xát thực tế thị trường kịch sôi động nhất cả nước lần này, tương lai sẽ có một Sóng Biển mạnh mẽ, sống động hơn.
Số đỏ: nghẹt rạp - Đặng Thùy Trâm: đêm diễn xúc độngRa giêng anh cưới em: Cải lương "gặp" kịchCuộc hội ngộ hoành trángLiên hoan Sân khấu xã hội hóa khai mạc và ủng hộ đồng bào bị bão số
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận