02/02/2004 06:07 GMT+7

Năm 2003: các trường tuyển sinh như thế nào?

NGUYỄN PHAN
NGUYỄN PHAN

TT - Khá vất vả trong khâu tuyển chọn, kỳ tuyển sinh năm 2003 thật sự là bài toán hóc búa, đánh đố các trường trong việc định ra điểm chuẩn để gọi thí sinh trúng tuyển cho nguyện vọng (NV) 1 và NV2 cùng một lúc. Có trường tuyển vượt chỉ tiêu, nhưng cũng có trường lại tuyển thiếu do việc định điểm chuẩn không sát với thực tế ảo...

CkUkT6Ua.jpgPhóng to
Thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐHSP TP.HCM năm 2003 đang làm thủ tục nhập học. Phần lớn trong số này đều trúng tuyển với điểm cao -
TT - Khá vất vả trong khâu tuyển chọn, kỳ tuyển sinh năm 2003 thật sự là bài toán hóc búa, đánh đố các trường trong việc định ra điểm chuẩn để gọi thí sinh trúng tuyển cho nguyện vọng (NV) 1 và NV2 cùng một lúc. Có trường tuyển vượt chỉ tiêu, nhưng cũng có trường lại tuyển thiếu do việc định điểm chuẩn không sát với thực tế ảo...

Y dược: luôn có điểm chuẩn cao

Nhóm ngành y dược liên tục xuất hiện trong bảng xếp hạng các ngành có điểm chuẩn tuyển sinh cao nhất hằng năm. Mặc dù tuyển sinh 2003, thí sinh (TS) đã dè dặt và bớt đăng ký vào y dược, nhưng không vì thế mà điểm tuyển của nhóm ngành này tụt xuống, mà ngược lại càng khẳng định giá trị của mình trên bảng xếp hạng tuyển sinh.

Cụ thể ngành có điểm tuyển cao nhất của tuyển sinh 2003 trong cả nước là ngành dược của ĐH Y dược Hà Nội với số điểm nóng mặt: 25,5 điểm. Tiếp theo là các ngành bác sĩ đa khoa (ĐH Y dược TP.HCM) 25, bác sĩ răng - hàm - mặt (ĐH Răng hàm mặt) 24,5. Các ngành có điểm cao nữa là dược sĩ (ĐH Y-ĐH Huế, ĐH Y dược TP.HCM), bác sĩ đa khoa (ĐH Y Hà Nội) cùng có số điểm là 24.

Thậm chí như ĐH Y dược Cần Thơ, năm 2003 là năm đầu tiên tuyển sinh cũng đã đưa ra mức điểm chuẩn 20-21 điểm cho ba ngành của trường mình. Cho nên không lấy gì làm lạ khi mà các trường này không hề băn khoăn trước NV2, vì lượng TS trúng tuyển vào một số ngành gần như không có. Ngay như tại Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM với điểm chuẩn 22, lượng TS trúng tuyển NV2 chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó chủ yếu là TS dự thi vào ĐH Y dược TP.HCM mới đủ can đảm để đăng ký NV2 vào trường này.

Sư phạm: điểm tuyển cao cho hai khối A và C

Đó cũng là “truyền thống” trong những mùa tuyển sinh gần đây của các trường ĐH sư phạm (SP). Tuyển sinh 2003, điểm tuyển cao nhất khối C thuộc về ngành SP ngữ văn của ĐHSP Hà Nội với 24 điểm, tiếp theo là hai ngành SP địa lý và lịch sử cũng của trường này với điểm số là 23. Hai ngành SP ngữ văn, SP lịch sử (khối C) của Khoa SP (ĐHQG Hà Nội) cùng có điểm chuẩn cao với mức điểm tuyển là 22.

Trong khi đó, ở ĐHSP (ĐH Thái Nguyên) các ngành tuyển khối A SP toán, lý, hóa..., khối C ngữ văn, lịch sử đều có mức điểm tuyển 19-20,5 điểm. Thế nhưng “thủ lĩnh” trong các trường SP có điểm tuyển hai khối A và C là ĐH Sư phạm Hà Nội, khi ngành SP toán trở thành ngành có điểm chuẩn cao nhất: 24,5 điểm, tiếp theo là các ngành vật lý, hóa học, ngữ văn cùng 24 điểm, địa lý 23,5 điểm, lịch sử 23 điểm... - những điểm số chỉ dành cho TS hạng giỏi.

Ở phía Nam, điểm chuẩn của hai khối A và C vào các trường ĐHSP cũng không hề kém cạnh. Khối A của ĐH SP TP.HCM các ngành toán, lý, hóa đều có điểm chuẩn NV1 từ 20 điểm trở lên. Trong đó ngành hóa học có điểm chuẩn cao nhất trường là 22,5 điểm. Khối C các ngành ngữ văn, sử, địa đều có điểm chuẩn 18-18,5 điểm.

Ba ngành có điểm tuyển cao nhất của ĐH Cần Thơ cũng thuộc về ba ngành SP là toán, hóa và ngữ văn với số điểm là 17,5 điểm. Thế nhưng nổi bật nhất để so sánh có lẽ là tại ĐHSP Qui Nhơn. Hầu hết các ngành thuộc nhóm SP đều có điểm chuẩn từ 20 trở lên, trong khi các ngành khác thuộc các chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư... điểm chuẩn chỉ đều chung một sàn: 15 điểm.

Tương tự, điều này cũng được thể hiện khá rõ tại ĐH Đà Lạt, khi mà các ngành SP của trường này đều có mức điểm chuẩn khoảng cách với những ngành đào tạo cử nhân, kỹ sư khác trong cùng trường từ 4-5 điểm.

Kinh tế, xã hội - nhân văn: trung bình khá

Nổi bật của nhóm ngành kinh tế trong tuyển sinh 2003 là việc tăng cường thêm khối thi D1 bên cạnh khối A. Việc tăng cường thêm khối thi này đã dẫn đến lượng TS dự thi vào các nhóm ngành kinh tế tăng vọt, và do đó điểm tuyển của nhóm ngành này cũng có nhích lên so với năm 2002. Các trường ĐH Ngoại thương, Khoa kinh tế (ĐHQG Hà Nội) có điểm tuyển cả hai khối D1 và A đều cao.

Trong đó tại ĐH Ngoại thương điểm tuyển thấp nhất là 22 điểm (cho cả bảy ngành của trường này) và cao nhất là 23,5 của ngành kinh tế đối ngoại. Ở các ngành tài chính ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, kinh tế đối ngoại của Khoa kinh tế (ĐHQG Hà Nội) thì điểm tuyển thấp nhất cũng ở mức 18 và cao nhất là 23 điểm (ngành tài chính ngân hàng).

Tương tự, tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, tất cả các ngành của trường đều có điểm tuyển là 20,5 cho khối A. Còn lại điểm tuyển của nhóm ngành kinh tế trong cả nước cho khối A tại các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Khoa kinh tế ĐHQG TP.HCM, ngành kinh tế trong các trường ĐHDL Tin học - ngoại ngữ TP.HCM, ĐH Kinh tế và quản trị kinh doanh (ĐH Đà Nẵng), ĐH Qui Nhơn... hầu như chỉ nằm ở khung 12-17 điểm,

Trong khi đó ở nhóm ngành khoa học xã hội, có thể đưa ra một nhận định chung là điểm tuyển của khu vực phía Bắc cao hơn khu vực phía Nam. Như mọi năm các ngành báo chí, Đông phương học, ngữ văn Anh đều là những ngành có điểm tuyển cao.

]Thấp nhất của khối C vào ngành báo chí là điểm tuyển 17 của ĐH Khoa học (ĐH Huế), tiếp theo là ngành báo chí ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) 18,5 điểm, ngành báo chí của ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) là 20 điểm. Cuối cùng, thang điểm 21 của Phân viện Báo chí tuyên truyền là thang điểm cao nhất của khối C thi vào ngành báo chí.

Nhưng cũng ngành này, khối D lại có sự đảo lộn khi ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tuyển 21,5 điểm, ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) tuyển 20 điểm và Phân viện Báo chí tuyên truyền chỉ có 19,5 điểm. Bên cạnh đó ngành ngữ văn cũng là một ngành khá ổn định trong tuyển sinh hằng năm với mức điểm tuyển từ 16 trở lên, mức điểm chỉ dành cho TS có trình độ khá khi dự thi vào ngành này ở hai khối C và D1.

NGUYỄN PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên