Phóng to |
Một sự kiện trong lễ kỷ niệm 24 năm vụ biểu tình ngày 8-8-1988 tổ chức ở Yangon, Myanmar - Ảnh: AP |
Các cựu tù chính trị gia nhập cùng hàng trăm người dân ở các thành phố lớn như Yangon, Mandalay.
Việc chính phủ “bật đèn xanh” cho cuộc tuần hành kỷ niệm này là điều không tưởng cách đây vài năm. Dưới thời cai quản của chính quyền quân sự, người dân không dám tổ chức tưởng niệm công khai vì lo sợ bị bắt.
Tổng thống Thein Sein đã cử hai bộ trưởng trong nội các đến thông báo với những nhà tổ chức rằng chính phủ đồng ý đề nghị tổ chức tuần hành của họ. Ko Ko Gyi - một trong những thủ lĩnh của phong trào nổi dậy 1988 - cho biết hai bộ trưởng này cũng trao cho ban tổ chức 1 triệu kyat (1.200 USD) để hỗ trợ.
“Việc hỗ trợ như vậy giống như chính phủ đang tham gia lễ kỷ niệm này. Tôi cảm thấy đây thật sự là một hành động tiến tới cải cách” - Ko Ko Gyi nói.
Người phát ngôn tổng thống Nay Zin Latt nói chính phủ đã công nhận lễ kỷ niệm này là “một sự kiện lịch sử” và Tổng thống Thein Sein muốn chứng tỏ sự chân thành của mình trong việc đạt được hòa giải quốc gia. |
Sau cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 8-8-1988, phong trào nổi dậy lan rộng ra cả nước và thu hút gần 1 triệu người tham gia. Hàng ngàn người bị giết trước khi cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu những tháng sau đó. Chính quyền quân sự đã bãi bỏ hiến pháp và áp đặt thiết quân luật.
Bà Aung San Suu Kyi - khi đó đã trở về nước - nổi lên trong vai trò một nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ suốt giai đoạn biểu tình.
Các nhóm hoạt động nhân quyền nói chính phủ vẫn đang giam giữ một số tù chính trị và chỉ thả những người nổi tiếng nhất trong vòng hai năm qua.
Người dân Myanmar sinh sống ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng xuống đường tuần hành trong ngày kỷ niệm này.
Phóng to |
Ông Tin Oo, một quan chức trong Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, phát biểu tại lễ kỷ niệm vụ đàn áp 1988 - Ảnh: AP |
Phóng to |
Người dân Myanmar ở Nhật Bản cầm theo chân dung bà Aung San Suu Kyi (phải) và cha bà là tướng Aung San khi xuống đường tuần hành kỷ niệm vụ đàn áp 1988 - Ảnh: GM |
Phóng to |
Người Myanmar ở Thái Lan tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đàn áp 1988 - Ảnh: Reuters |
Phóng to |
Người Myanmar ở Seoul, Hàn Quốc thúc giục chính phủ sớm thả tự do cho những tù chính trị - Ảnh: AP |
Bà Aung San Suu Kyi thêm trọng trách ở Myanmar
Phóng to |
Bà Aung San Suu Kyi trong một phiên họp quốc hội - Ảnh: Reuters |
Chủ tịch Hạ viện Myanmar tuyên bố thành lập Ủy ban Pháp luật và ổn định trong phiên họp quốc hội ngày hôm nay.
Ông Win Myint, nghị sĩ Đảng NDL và là thư ký của ủy ban này, cho biết trách nhiệm hoạt động của ủy ban là “giám sát hoạt động của bốn trụ cột: cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp và truyền thông có tuân thủ theo pháp luật hay không”.
Đây là ủy ban đầu tiên mà bà Suu Kyi được trao vị trí lãnh đạo từ khi bà và nhiều thành viên khác trong Đảng NLD chính thức tham gia quốc hội hồi tháng trước.
Phát biểu trước các phóng viên ở Naypyidaw, bà Suu Kyi nói về vị trí mới của mình: “Điều hành bằng luật pháp không có nghĩa là kiểm soát, mà là bảo vệ xã hội”.
Ông Win Tin, một nghị sĩ cao cấp trong Đảng NLD, nói việc bổ nhiệm bà Suu Kyi vào vị trí chủ tịch ủy ban này là phù hợp, vì bà luôn nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều hành dựa trên luật pháp là nền tảng của đảng mình, cùng với việc thiết lập hòa bình và sửa đổi hiến pháp. Bà Suu Kyi cũng luôn phát biểu về vấn đề này trước công chúng, trong quốc hội và cộng đồng quốc tế.
Ủy ban Pháp luật và ổn định gồm 15 thành viên, trong đó có ba đảng viên NLD, ngoài ra là các nghị sĩ đại diện những vùng dân tộc thiểu số khác. Hiện ủy ban này chưa định ngày chính thức cho các cuộc họp và làm việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận