![]() |
Tổng thống George Bush và Tổng thống Vladimir Putin trong lần gặp năm 2005 - Ảnh : AFP |
Quan hệ đối tác Mỹ - Nga được đưa ra sau cuộc hội đàm đầu tiên giữa Tổng thống Bush và Tổng thống Putin năm 2001. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, Tổng thống Putin bật đèn xanh cho phép quân đội Mỹ tiến vào khu vực Trung Á, quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục được tăng cường.
Giữa hai nước tuy tồn tại bất đồng, nhưng cùng với sự chuyển dịch của thời gian, vì những lợi ích chung nên họ đã tạm gác bất đồng sang một bên, trong đó có vấn đề loại bỏ vũ khí hạt nhân, vấn đề chống khủng bố... Nhưng mối quan hệ đó giờ đây đang thay đổi nhanh chóng, Nga và Mỹ đã không xây dựng được một cơ chế ổn định để giải quyết những tồn tại trong quan hệ song phương.
Trong khi đó, ảnh hưởng của Nga trên thế giới đã được mở rộng, ngày càng phát huy tác dụng cân bằng đối với bá quyền Mỹ. Ví dụ quan điểm hòa hoãn của Nga trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, hay vấn đề Hamas lên nắm quyền ở
Palestine. Matxcơva có lập trường tương phản với những gì mà Washington mong muốn. Quan hệ ngày càng mật thiết giữa Matxcơva và Bắc Kinh đã khiến người Mỹ ngày càng cảm thấy căng thẳng. Các vấn đề này đều có thể là nguyên nhân khiến gần đây Mỹ liên tục gia tăng sức ép đối với Nga.
Mới đây, Tổng thống Putin đã lên tiếng chỉ trích Mỹ gây trở ngại đối với nước khác, cố tình trì hoãn việc Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Khoảng một tuần trước khi Tổng thống Putin đưa ra lời chỉ trích này, báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng nhân viên tình báo Nga đã cung cấp tin tức tình báo cho Saddam Hussein trước khi xảy ra cuộc chiến tranh ở Iraq, nhưng Nga đã bác bỏ thông tin này. Mỹ cũng chỉ trích Nga tiếp tục đi ngược lại chuẩn mực dân chủ, đồng thời cho rằng Nga đang gây ra mối đe dọa đối với các quốc gia độc lập láng giềng của Nga.
Tổng thống Putin đã đưa nước Nga từ một quốc gia sa sút nghiêm trọng sau khi Liên Xô giải thể thành một đối thủ lớn về chính trị và kinh tế trên thế giới, nhưng hiện nay Nga chưa được phương Tây thừa nhận là một thành viên đầy đủ của nhóm các quốc gia công nghiệp hóa và nhóm các quốc gia “dân chủ” trên thế giới. Ông Putin có thể vẫn cần phải tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi để có được sự công nhận này, trong khi khả năng thành công của hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ngày 9-6 ở Saint Petersburg lần này là không lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận