11/07/2023 09:33 GMT+7

Muốn xác định lại dân tộc cho con có được không?

Tôi và chồng thuộc hai dân tộc khác nhau, trong khai sinh con theo dân tộc của cha. Vậy giờ tôi muốn xác định lại dân tộc của con sang dân tộc của tôi có được không?

Làm sao để đổi lại dân tộc cho con? - Minh họa: DAD

Làm sao để đổi lại dân tộc cho con? - Minh họa: DAD

Tôi và chồng thuộc hai dân tộc khác nhau. Con chúng tôi sinh năm 2020, nay tôi muốn thay đổi lại dân tộc trong giấy khai sinh của cháu từ dân tộc của cha sang dân tộc của mẹ có được không? Tôi làm thủ tục xác định lại dân tộc ở đâu?

Chị Nguyễn Thị Mai gửi câu hỏi xin được tư vấn.

Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về việc muốn xác định lại dân tộc như sau:

Theo quy định tại điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau: 

Luật gia Phạm Văn Chung

Luật gia Phạm Văn Chung

"1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau".

Như vậy, theo quy định trên thì con chị đủ điều kiện để được xác định lại dân tộc theo dân tộc của mẹ đẻ (là chị) trong giấy khai sinh.

Thẩm quyền xác định lại dân tộc trong giấy khai sinh: Theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014 thì UBND cấp huyện có thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

Như vậy, UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thay đổi dân tộc trong giấy khai sinh. 

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì UBND cấp huyện nơi người đó đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi dân tộc. 

Còn đối với người Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện thủ tục này thì UBND cấp huyện nơi người đó đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp huyện nơi người đó cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Khi thay đổi dân tộc trong giấy khai sinh thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào giấy khai sinh và cấp bản trích lục về việc thay đổi dân tộc của cá nhân đó. 

Trường hợp việc thực hiện thủ tục thay đổi dân tộc không được tiến hành tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào sổ hộ tịch.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên