06/11/2020 15:14 GMT+7

Muốn tìm văn bản pháp luật, vào 'pháp điển' của Bộ Tư pháp cho chắc

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc Bộ Tư pháp đánh giá hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn cồng kềnh, số văn bản bộ và cơ quan ngang bộ phát hành rất lớn, chiếm 3/4 số lượng văn bản QPPL.

Muốn tìm văn bản pháp luật, vào pháp điển của Bộ Tư pháp cho chắc - Ảnh 1.

Ông Đồng Ngọc Ba - cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TUYẾT MAI

Tại hội thảo về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước, do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, sáng 6-11, ông Đồng Ngọc Ba (cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản) cho biết đến nay có gần 9.000 văn bản được rà soát. 

Trong đó, khoảng 2.000 văn bản QPPL của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 6.000 văn bản QPPL của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 

Ông Ba đánh giá sự thay đổi văn bản QPPL ở nước ta rất nhanh. Đây là đợt rà soát rất lớn, nhiều đối tượng tham gia, nhằm tìm ra điểm nghẽn, mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản QPPL.

Ông Hoàng Xuân Hoan (phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản) phân loại có 2 tình trạng văn bản, một là văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, hai là văn bản bất cập, không phù hợp. 

Ông Hoan đánh giá hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn cồng kềnh, số văn bản bộ và cơ quan ngang bộ phát hành rất lớn, chiếm 3/4 số lượng văn bản QPPL. Qua kiểm tra, Cục Kiểm tra văn bản phát hiện rất nhiều văn bản trái pháp luật. 

Tại hội thảo, nhiều đại biểu thuộc các Sở Tư pháp TP.HCM, Đồng Nai cũng phản ánh tình trạng văn bản QPPL bị "lạc hậu". Cụ thể, thông tư ban hành từ rất lâu và bị lãng quên sau nhiều lần sửa đổi luật. 

Tuy đã không còn phù hợp với thực tế, thậm chí mâu thuẫn với luật nhưng thông tư này vẫn đang có hiệu lực, chưa bị bãi bỏ dẫn đến vướng mắc khi thực hiện. Hoặc văn bản QPPL còn vướng nhiều lỗi về thể thức...

Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản đánh giá đây là vấn đề hạn chế tồn tại trong thực tiễn, do văn bản QPPL quá lâu mà không rà soát. Tuy nhiên, việc áp dụng văn bản QPPL cần linh hoạt, theo nguyên tắc văn bản cấp dưới không trái với văn bản cấp trên, không thể lấy lý do để không giải quyết cho doanh nghiệp, người dân.

Lãnh đạo Cục Kiểm tra văn bản thông tin trong 5 năm qua, Bộ Tư pháp đang triển khai xây dựng bộ pháp điển điện tử, đưa lên cổng thông tin điện tử để người dân, doanh nghiệp truy cập miễn phí.  Hiện nay đã đưa được 3/4 số lượng văn bản vào bộ pháp điển, nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Bộ pháp điển của Việt Nam được đăng tải trên cổng thông tin điện tử phapdien.moj.gov.vn.

Nhiều văn bản pháp luật về BĐS có hiệu lực trong quý II-2017 Nhiều văn bản pháp luật về BĐS có hiệu lực trong quý II-2017

Theo báo cáo thị trường mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhiều văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực trong quý II-2017 sẽ góp phần làm công khai, minh bạch thị trường bất động sản Việt Nam.

TUYẾT MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên