09/02/2008 09:58 GMT+7

Mùng 2 đi thăm lăng Tổng trấn Gia Định thành

TRẦN CHÁNH NGHĨA
TRẦN CHÁNH NGHĨA

TTO - Hàng chục năm nay, mỗi ngày lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) được khách thập phương đến viếng rất đông. Có thể do nhiều người đồn đãi, ông rất thiêng nên mỗi lần tết đến cứ từ giao thừa hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về cúng bái cầu xin và hái lộc đầu năm.

iE3Yn40Q.jpgPhóng to
Cổng lăng Ông, một thời là biểu tượng của tỉnh Gia Định
2XLvnXk1.jpg
Mồng 2 tết người viếng cũng còn đông nhưng it hơn giao thừa rất nhiều.
2FVLXbTJ.jpg
Thành kính và trang nghiêm khi dâng hương trước linh vị Tả quân
42BM8FzG.jpg
Đặc biệt năm nay, một pho tượng đồng chân dung Lê Văn Duyệt lấy mẫu từ tở bạc thời trước 75 đã được an vị trên bệ thờ vào ngày 28 tết. Tượng bằng đồng nguyên chất cao 2,65m nặng 3 tấn do các nghệ nhân ở Huế đúc và mang vào.

Mồng 2 tết, người viếng lăng vẫn còn đông nhưng không nhiều bằng đêm giao thừa. Bà con đến để xin xăm đoán xem vận mệnh, để xoa tay vào những con chiến mã cầu sức khoẻ, để làm phước phóng sanh, để xin chữ cầu phước lộc đầu năm.

JkaazFlP.jpgPhóng to

Sờ vào chiến mã rồi thoa trên đầu để cầu sức khỏe

ThSKqb5W.jpg

Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân. Ngôi mộ này bị san phẳng và xiềng dưới thời Minh Mạng. Sau đó được Thiệu Trị và Tự Đức khôi phục và trùng tu lại.

R5JLgZft.jpg
Cụ Phạm Văn Tiên, 80 tuổi người đã hơn 10 năm ngồi tại lăng Ông cho chữ vào mỗi độ xuân về. Cụ thuộc thế hệ nhà nho, có nhiều nét chữ độc đáo, được nhiều người hâm mộ.

Rời lăng Ông, chúng tôi đến thăm lăng của một Tổng Trấn Gia Định thành khác. Đó là Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu. Ngôi mộ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa nhưng buồn và khá ảm đạm.

Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 – 1827) là một võ tướng dưới triều Gia Long cùng thời với Lê Văn Duyệt. Năm 1816 được điều về Huế làm trung quân phó tướng. Năm 1821 làm phó tổng trấn Gia Định thành rồi Tổng trấn 2 năm sau đó. Hiện nay lăng mộ ông tại đường Nguyễn Thị Huỳnh (Q. Phú Nhuận).

Cùng chung cảnh ngộ với lăng Trương Tấn Bửu, lăng Bình Giang quận Công Võ Di Nguy trên đường Cô Giang (Phú Nhuận) cũng thật vắng lặng. Ông Lê Văn Tam người trông lăng mộ cho biết, ngày tết chỉ có khoảng vài chục người đến viếng. Tuy không hương tàn khói lạnh nhưng so với các nơi khác thấy mà chạnh lòng.

Võ Di Nguy cũng là một tướng dưới thời Nguyễn Ánh. Năm 1801, trong lúc chỉ huy chiến thuyền giao tranh với quân Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Bình Định) ông trúng đạn tử trận.

vSoRCJWr.jpgPhóng to
Lăng mộ Võ Di Nguy

Cả 3 lăng một đều là của các danh tướng triều Nguyễn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) công nhận là di tích lịch sử từ nhiều năm nay.

Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) là một danh tướng từ thời Nguyễn Ánh. Ông có công rất lớn trong việc dựng nghiệp cho nhà Nguyễn.

Sau khi lên ngôi, năm 1813 đến năm 1816 Gia Long phong cho ông làm Tổng Trấn Gia Định. Sau đó đến đời Minh Mạng, một lần nữa ông được tái bổ nhiệm vào chức vụ này (1820 – 1832). Ông mất khi còn tại chức và được an táng tại làng Bình Hòa Gia Định (tức lăng ông bây giờ).

Sau khi ông mất, con nuôi ông là Lê Văn Khôi làm loạn. Vua Minh Mạng bắt tội ông đã san phẳng mồ mả đồng thời xiềng mồ bằng sợi xích to. Trước mộ còn có tấm biển ghi : “quyền yểm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ”. Đến đời Thiệu Trị và Tự Đức, tội của ông mới được giải và lăng mộ được khôi phục.

TRẦN CHÁNH NGHĨA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên