Cấp cứu ngay khi đau bìu cấp tínhChơi xích đu, té chấn thương tinh hoànPhẫu thuật sớm thoát vị bẹn
Phóng to |
Vợ chồng anh Đ.V.K. chăm sóc bé Đ.G.T. bị bệnh hoại thư lúc bé còn ở Bệnh viện Đa khoa Gia Lai - Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ |
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), phẫu thuật viên chính ca mổ này, cho biết: “Bé T. nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt cao. Vùng bìu lở loét hoại thư, sưng mủ. Da bìu hoại tử rộng ăn lan làm hai tinh hoàn gần như lộ ra ngoài. Sau khi nhập viện sáng 30-11, bé được làm một số xét nghiệm và mổ cắt lọc toàn bộ vùng mô chết nhiễm trùng”.
Chỉ khoảng 60 trẻ mắc bệnh
Anh Đ.V.K., cha bé T., cho biết cách đây chừng hai tuần vùng bìu của con anh bị sưng rồi lở loét, sốt cao, co giật lúc ngủ và bỏ bú. Sau đó bé T. được chuyển lên Bệnh viện huyện Kbang điều trị nhưng vùng hoại tử vẫn lan rộng. Nhờ sự giúp đỡ của một nhóm từ thiện, bé T. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Gia Lai điều trị một tuần nhưng không thuyên giảm.
Bác sĩ Thạch cho biết nếu bé T. không phẫu thuật sớm, tình trạng hoại thư này không kiểm soát được, nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ vùng bìu sinh dục, tầng sinh môn, thậm chí vùng bụng và hai đùi. “Bé T. đang được điều trị tích cực với kháng sinh mạnh, phổ rộng, bù nước, dinh dưỡng, oxy cao áp và chăm sóc vùng tổn thương. Sau hơn mười năm, chúng tôi mới tiếp nhận một trường hợp trẻ em bị mắc bệnh này tại Bệnh viện Nhi Đồng 2” - bác sĩ Thạch nói.
Theo bác sĩ Thạch, hội chứng hoại thư vùng bìu hay còn gọi là hoại thư Fournier được tác giả người Pháp Jean-Alfred Fournier mô tả lần đầu tiên năm 1883. Đây là bệnh lý nguy hiểm được đánh giá có tỉ lệ tử vong rất cao (20-40%), nếu xảy ra tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc thì tỉ lệ tử vong lên đến 70%. Đặc biệt, bệnh này rất hiếm gặp như chia sẻ của bác sĩ Thạch: “Trên thế giới chỉ có khoảng 1.000 ca bệnh, trong đó khoảng 60 trẻ mắc bệnh. Bệnh nhi gần nhất được báo cáo là trường hợp bé trai 2 tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản nhi North Adelaide ở Úc vào năm 2012”.
Cảnh giác với tổn thương vùng bìu
“Biểu hiện bệnh ban đầu giống viêm da hăm lở thông thường hay tổn thương ở vùng bìu nên dễ nhầm lẫn với viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn. Sau vài ngày chăm sóc tại chỗ cũng như dùng kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm, lan rộng rất nhanh. Trẻ nhập viện chậm trễ nên bệnh diễn tiến nặng” - bác sĩ Thạch khuyến cáo.
Nguyên nhân khởi phát của bệnh hoại thư Fournier vẫn chưa rõ ràng. Trong khi ở người lớn, bệnh thường xảy ra trên những cơ địa suy giảm miễn dịch, bị đái tháo đường thì ở trẻ bệnh vẫn có thể xảy ra với những cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên theo y văn, một số yếu tố thuận lợi để khởi phát bệnh như hăm tã, bị phỏng, côn trùng cắn hay chấn thương vùng sinh dục; hoặc những dị tật niệu dục như lỗ tiểu đóng thấp, vùi dương vật, rò niệu đạo hay có những tiền căn phẫu thuật vùng này trước đó.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh: “Ở trẻ, các biểu hiện ban đầu của hoại thư Fournier là tổn thương vùng bìu sưng đỏ mềm. Kế tiếp vùng hoại tử da bìu lan rộng, sâu xuống lớp cận dưới da. Trẻ đau nhức vùng tổn thương nên quấy khóc và sốt cao. Tiếp đến, trẻ rơi vào tình trạng hoại thư lan rộng. Nặng hơn là tình trạng sốc nhiễm trùng nhiễm độc và cuối cùng tử vong”.
Góp tiền cứu người Anh Đ.V.K. kể sau khi phát hiện bé T. bị lở loét ở vùng bìu, làng có làm lễ cúng để cầu mong bé hết bệnh. Sau đó, vợ chồng anh K. đưa con đến Bệnh viện huyện Kbang điều trị nhưng tình trạng lở loét ngày càng nhiều nên tính đường đưa con về nhà. Trong chuyến đi làm từ thiện ở huyện Kbang cuối tháng 11 và biết bé T. bị bệnh lạ, một nhóm từ thiện giúp đỡ chi phí, đưa bé T. lên Bệnh viện Đa khoa Gia Lai. “Chúng tôi chuyển hình ảnh chụp vùng bìu bé T. gửi cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thì được yêu cầu chuyển gấp bé T. về TP.HCM. Do gia đình anh K. rất nghèo nên chúng tôi vận động thêm nhiều người góp tiền lo chi phí đi lại, ăn uống cho vợ chồng anh K. ở Sài Gòn” - anh Nguyễn Quang Tuệ, nhóm trưởng, cho biết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận