|
Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa |
Chợ dừa kéo dài hàng cây số. Ngoài việc buôn bán nhộn nhịp, ven bờ sông này còn hình thành cả làng nghề lột vỏ, sơ chế tơ sợi và chế biến dầu dừa…
Người dân sinh sống ở ven bờ sông Thom cũng không biết chợ dừa này hình thành từ bao giờ, do ai lập nên. “Ban đầu có vài ba ghe dừa chủ yếu mua bán và trao đổi nhỏ lẻ mà thôi, sau đó các ghe khác tìm tới ngày càng nhiều, trở thành khu chợ hồi nào không hay” – ông Lê Văn Thoa, một người dân sống ven sông Thom, cho biết.
Ở khu vực này, dừa nguyên liệu được đưa xuống các thuyền lớn, men ra sông Hàm Luông để tới những khu vực khác. Khách bán dừa phần lớn ở các nơi khác đến, họ di chuyển chủ yếu dựa theo con nước nên khó biết chính xác giờ khi tới chợ. Vì thế, việc mua bán luôn diễn ra, dù đêm hay ngày.
|
Dừa được giá, chị Nguyễn Thị Nga (42 tuổi) chủ vựa dừa, cùng lột vỏ dừa với thợ cho kịp chuyến tàu hàng - Ảnh: Hữu Khoa |
|
Ghe chở dừa tấp nập trên sông Thom - Ảnh: Hữu Khoa |
|
Cô Huỳnh Thị Thắm (56 tuổi) làm nghề lột vỏ dừa hơn 10 năm tại chợ - Ảnh: Hữu Khoa |
|
Lột vỏ dừa mất nhiều sức và cũng rất nguy hiểm với mũi dao sắc nhọn - Ảnh: Hữu Khoa |
|
Trà đá là nước giải khát chính của những người làm thuê - Ảnh: Hữu Khoa |
|
Ông Lê Hoài Bảo (52 tuổi) chọn dừa bán cho thương lái tại chợ |
|
Bữa cơm trưa đạm bạc của những người thợ làm dừa - Ảnh: Hữu Khoa |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận