Một đám Mây là gì?
TTO - Tại một thời điểm nào đó, các nhà khí tượng học tin rằng đúng là mây “trôi lơ lửng” trên bầu trời, và rằng nước của chúng tồn tại dưới dạng bọt hơn là dưới dạng giọt. Thực ra, mây không trôi theo nghĩa thường.
Các giọt nước hay tinh thể băng tạo nên mây nhìn chung thường rơi xuống và bay hơi. Hình dạng chung của mây được bảo tồn trong một thời gian do các giọt nước hay tinh thể của nó duy trì thay thế những giọt nước và tinh thể đã mất.
Các dòng không khí bay lên cũng giúp duy trì mây bằng cách ngăn không cho những giọt nước và tinh thể băng của chúng rơi xuống mặt đất. Khoảng cách rõ ràng giữa các đám mây nhìn chung được hình thành bởi các dòng không khí khô và bay xuống.
Mây biến mất, hay tan đi, khi chúng mất đi lượng nước bay hơi, lượng mưa hoặc tuyết, hay sự phân tán trong gió của mình.
Mây giải phóng khối hơi ẩm của mình dưới dạng mưa hay tuyết khi các giọt nước hình thành dạng giọt (khi các tinh thể hình thành nên bông tuyết) đủ nặng để rơi xuống mặt đất. Không phải tất cả các đám mây đều ngưng tụ lại thành giọt đủ lớn để tạo thành mưa, hoặc không phải tất cả các cơn mưa được hình thành từ những đám mây đều chạm đến Trái đất.
Tại Great Karroo, một cao nguyên tại Bắc Phi, những đám mây chứa mưa tích tụ lại từ ngày này qua ngày khác vào mùa khô. Bầu trời tối sầm lại với các dạng mây tối và nặng này. Nhưng phần lớn các đám mây chứa nhiều hơi ẩm di chuyển ngang qua vùng không có một giọt mưa chạm đến mặt đất. Những lý do đằng sau hoạt động này của mây phần lớn vẫn là một điều bí ẩn.
Những đám mây giữ nhiệt
Ngoài việc tạo ra mưa và tuyết, các đám mây còn ảnh hưởng đến khí hậu theo nhiều các khác nhau. Những đám mây cực nặng có thể ngăn một lượng lớn ánh sáng và hơi ấm tỏa ra từ Mặt trời. Tuy nhiên, nhìn chung mây giữ nhiệt nhiều hơn là ngăn nhiệt.
Mặt trời tỏa ra các sóng ánh sáng với độ dài khác nhau. Hầu hết đều có tác động nhiệt, một số tác động nhiều hơn. Nhiệt bức xạ từ Mặt trời di chuyển dễ dàng qua hầu hết các đám mây, và được hấp thụ bởi đất hay nước ở mặt đất.
Khi đó Trái đất được sưởi ấm lại tỏa ra lượng nhiệt bức xạ này, nhưng sóng nhiệt bức xạ quá dài đến nỗi không thể đi xuyên qua mây, và do đó bị bức xạ ngược lại Trái đất. Tưới tác động, các đám mây hoạt động như một lớp phủ sưởi ấm trên khắp bề mặt Trái đất.
Màu sắc của Mây
Những màu sắc đẹp xuất hiện lúc hoàng hôn và bình minh chủ yếu đến từ những đám mây và các hạt phân tử mà chúng có. Ánh sáng trắng của Mặt trời, giống như tất cả ánh sáng trắng, có tất cả các màu sắc của cầu vồng. Các phân tử không khí và các hạt phân tử trên bầu trời trên cao hơn đều có đúng kích thước của ánh sáng xanh hơn là kích thước ánh sáng của các bước sóng khác.
Đó là lý do tại sao bầu trời vào ban ngày của chúng ta có màu xanh. Khi Mặt trời gần với đường chân trời, lúc bình minh và lúc chạng vạng, ánh sáng di chuyển qua bầu khí quyển thấp hơn, nơi chứa các hạt phân tử khí quyển lớn hơn. Các hạt phân tử này đều có đúng kích thước của các sóng ánh sáng dài hơn - có màu cam và đỏ khác nhau. Đó là ánh sáng tỏa ra của các bước sóng dài hơn, nó tạo ra những màu sắc sáng của mây vào lúc bình minh và lúc chạng vạng.
Những đám mây huyền bí và đẹp nhất được gọi là mây dạ quang, hay mây “phát sáng vào ban đêm”. Chúng thường xuất hiện vào mùa hè lúc chạng vạng như những khối mờ nhạt, có màu xanh bạc gợn sóng. Các đám mây dạ quang bị hạn chế trong những vĩ độ cao hơn ở các bán cầu Bắc và Nam, giữa vĩ độ 45 độ và 80 độ, tại một độ cao khoảng 75km so với mặt nước biển. Những nghiên cứu về bầu khí quyển tiết lộ rằng những đám mây này có các tinh thể băng nhỏ được hình thành quanh lớp bụi thiên thạch trong không gian.
NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận