09/01/2006 10:51 GMT+7

Một cuộc triển lãm táo bạo giữa Sài Gòn

NGÔ ĐA
NGÔ ĐA

TTO - Cuộc đấu tranh của SVHS Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ đến tháng 11-1970 đã trở thành cao trào. Tổng Hội SV Sài Gòn (THSVSG) và Tổng Đoàn HS SG đã lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai của SVHS SG một cách khôn ngoan, mưu lược và trí tuệ.

oXu7d9Ht.jpgPhóng to
TTO - Cuộc đấu tranh của SVHS Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ đến tháng 11-1970 đã trở thành cao trào. Tổng Hội SV Sài Gòn (THSVSG) và Tổng Đoàn HS SG đã lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai của SVHS SG một cách khôn ngoan, mưu lược và trí tuệ.

Cuộc triển lãm kéo gần hòa bình

Bắt đầu đấu tranh từ những mục tiêu có tính cục bộ mở dần đến những mục tiêu cao hơn, mà cao nhất là đòi hòa bình, Mỹ rút quân. Hầu hết SV các trường đều nhất loạt hưởng ứng mọi lời kêu gọi biểu tình, lãn khóa, bãi khoá được phát ra từ THSVSG...

Ý kiến của những người bạn Mỹ

Hàng trăm người đã ghi lại ý nghĩ, cảm xúc vào sổ ý kiến của ban tổ chức, xin trích lại một số ý kiến:

Ký giả Donluce (người tố cáo chuồng cọp Côn Sơn): "Tôi thấy chiến tranh lâu dài quá, nhiều người chết và ai cũng buồn. Nhưng thấy cuộc đấu tranh của các bạn, tôi thấy hòa bình có thể sắp đến... (viết bằng tiếng Việt".

Larry S.Lifschulfz (học tại ĐH Yale HK): "...Khi tôi trở về HK, tôi sẽ cố gắng nói lại những gì tôi đã học được ở dân tộc VN. Có lẽ một ngày gần đây thế giới sẽ hiện ra giống như niềm mơ ước và đấu tranh của chúng ta".

Trước khí thế đấu tranh của SVHS, chế độ SG đành từng bước đáp ứng những mục tiêu cục bộ SVHS như thả tự do cho các SVHS bị bắt tra tấn, cấp cho THSVSG trụ sở ở 207 Hồng bàng, Q.5, làm lơ cho THSVSG ra tiếp tờ báo đấu tranh SV và các sinh hoạt khác như hội thảo, văn nghệ của HSSV đấu tranh.

Lúc này, THSVSG và Tổng đoàn HSSG thấy cần tạm dừng các tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, cần tổ chức một hình thức gì đó để vận động, tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trong SVHS và mọi tầng lớp nhân dân. Hình thức đó là tổ chức một cuộc triển lãm sinh hoạt SVHS mà các lực lượng tham gia là THSVSG, Tổng đoàn HSSG, THSV Huế.

THSVSG giao cho tôi lúc bấy giờ là SV cao học triết và là tổng thư ký ban chấp hành SV Văn khoa SG, ủy viên Ủy ban Chống đàn áp SVHSSG, chủ nhiệm chiến dịch nói với đồng bào của THSVSG, làm trưởng ban tổ chức tuần lễ triển lãm sinh hoạt SVHS (từ 31-10-1970 đến 7-11-1970).

Việc đầu tiên tôi phải làm là phải xin cho đươc giấp phép tổ chức. Sau khi nắm được trong tay giấy phép tổ chức do đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu ký với những điều kiện kèm theo: không được tụ tập quá 100 nguời - không được kéo dài quá 10 giờ đêm - không được inh hoạt chính trị... SVHS bắt đầu làm cuộc triễn lãm.

Từ miền Trung, SV Huế có các anh Trần Hoài (chủ tịch THSV Huế), Phan Hữu Lượng, Võ Quê, Bửu Chỉ, Dương Đức Hiền cùng một số anh em tức tốc bay vào SG.

Câu thơ, tấm ảnh chứa giông bão

eDTMQiNS.jpgPhóng to
Buổi lễ khai mạc gồm các trí thức, chức sắc: Linh mục Thanh Lãng, ông Trần Ngọc Liễng (giữa), ông Đặng Văn Ký, GS Nguyễn Văn Trung, Luật sư Nguyễn Văn Tuyên, Ni sư Huỳnh Liên, các đại diện SVHS các trường ĐH, Trung học
Sáng 31-10-19790, lừng lững trước cổng ĐH Văn khoa (hiện là ĐH KHXH & NV) xuất hiện một chiếc cổng gỗ hình khối cao 5m, sơ sài mà ngạo nghễ với những chiếc nón lá đính cong cong hình chữ S. Bắt đầu ngày đó, có hàng ngàn SVHS túc trực ngày đêm để bảo vệ. Từ cổng ĐH Văn khoa vào giảng đường, là cả một rừng bích chương biểu ngữ hầu hết là những câu thơ chứa đầy giông bão đấu tranh. Người xem cứ đi và cứ đọc:

Cho con núi rộng sông dàiCho con lưỡi kiếm đã mài ngàn năm...

Công trường chiều nay em về góp bãoMáu làm sơn áo lụa làm cờ...

Bớt những giờ vùi đầu bên sách vởHọc để làm nô lệ hay tay sai...

Máu xương tô điểm sơn hàCho cây văn nghệ trổ hoa anh hùng...

SVHS dùng đại giảng đường ĐH Văn khoa có sức chứa hàng ngàn người để bố trí các gian hàng triển lãm. Nội dung toàn bộ của cuộc triển lãm sinh hoạt SVHS nhằm đạt ba yêu cầu: Vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ tại Việt Nam. Giới thiệu toàn bộ cuộc đấu tranh kiên cường của SVHS chống chế độ SG. Giới thiệu những sáng tác thơ văn, hội họa của SHHS mang màu sắc dân tộc, cách mạng trên tinh thần đối đầu với nền văn hóa nô dịch, đồi trụy, phản động của chế độ SG.

Ba yêu cầu này được thể hiện rõ trong các gian triển lãm gồm: phòng hội họa báo chí SV Huế, phòng tranh mỹ thuật của SV mỹ thuật SG, gian hàng SV Văn khoa, gian hàng SV phật tử, gian hàng Tổng đoàn HS, gian hàng năm châu nối vòng tay lớn cho hòa bình Việt Nam, gian hàng nữ SV, gian hàng báo chí SV và gian hàng Ủy ban Đòi quyền sống đồng bào.

Trong đó, có những gian hàng gây ấn tượng mạnh như gian hàng hội họa báo chí của SV Huế, gian hàng của Ủy ban Đòi quyền sống đồng bào do các SV trong ban đại diện ĐH xá Minh Mạng (nay là ký túc xá Ngô Gia Tự) như các anh Nguyễn Xuân Thượng, Nguyễn Duy Thông, Dương Ngọc Sơn, Lê Thống, Võ Ba dàn dựng.

Có tất cả khoảng 20 hình được lấy từ những tạp chí như Life, Newsweek, Times và được phóng to (những số báo này bị chế độ SG tịch thu hết nên không mấy ai được biết). Đó là những hình ảnh lính Mỹ tàn sát đồng bào ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi) và những nơi khác, mỗi bức hình anh em SV Ủy ban đòi quyền sống đồng bào đều kèm theo vài câu thơ đọc lên thêm xúc động.

ToBvY9o7.jpgPhóng to

Một lính Việt Nam cộng hòa cũng vào xem triển lãm và đã ghi vào sổ Ban tổ chức.

Người xem được nhìn tận mắt những hình ảnh đau thương của đồng bào mình bị lính Mỹ bắn giết, nỗi căm hận trào dâng. Một thanh niên mặc sắc phục quân đội VN cộng hòa đến xem đã đứng hồi lâu rồi im lặng ghi nhanh vào sổ ý kiến của ban tổ chức: "Xem xong những bức ảnh bọn Mỹ bắn giết đồng bào ở Mỹ Lai và các nơi tôi chỉ biết ứa lệ. Nén căm thù chờ dịp. Rồi tôi đọc thầm hai câu thơ không biết của ai: Người sau kẻ trước lao vào giặc, giữ vững nghìn thu một giống nòi". Nhiều người quỳ gối khóc nức nở trước loạt hình ảnh Mỹ tàn sát man rợ đồng bào vô tội. Những hình ảnh tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đã gây xúc động biết bao con tim, làm rơi lệ hàng vạn người xem trong tám ngày triển lãm.
Fe79dbwD.jpgPhóng to
SV Ngô Đa thay mặt SVHS nhận quà tặng của một má phong trào
Ngoài ra, trong 8 ngày triển lãm, ban tổ chức còn mời các trí thức diễn thuyết về đề tài văn hóa dân tộc. Giáo sư âm nhạc Nguyễn Hữu Ba thuyết trình đề tài: Sức sống của dân tộc qua quốc nhạc VN.

Linh mục Nguyễn Ngọc Lan thuyết trình đề tài: văn hóa trong tự do, giáo sư Lý Chính Trung với đề tài: Văn hóa - vũ khí chống xâm lăng... Trong thời gian triển lãm, ban tổ chức còn tổ chức thêm 2 đêm văn nghệ Hát ngợi ca quê hương anh hùng và đêm Đốt lửa văn hóa dân tộc đã tạo thêm khí thế đấu tranh cho ngày những triển lãm.

NGÔ ĐA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên