Phóng to |
Việc kết hợp hai cảnh quay có sự tương đồng trên hai nửa màn hình đã đem đến cho người xem nhiều thú vị - Ảnh: chụp từ video clip |
Đoạn clip Splitscreen: A Love Story – Nguồn: Youtube |
Nội dung đoạn clip là một câu chuyện tình lãng mạn thời hiện đại giữa chàng trai và cô gái ở hai thành phố khác nhau. Những sự việc diễn ra tại hai nơi khác nhau được tái hiện trên hai nửa màn hình và đều có sự trùng hợp thú vị khiến người xem vô cùng thích thú.
Cảnh quay được xem là ấn tượng nhất là cảnh người đi xe đạp trên hai màn hình (ở phút 1:44-1:45) nhưng nhờ sự khéo léo của tác giả đã khiến cho người xem có cảm giác chiếc xe đạp chạy từ màn hình bên này sang màn hình bên kia.
Khép lại đoạn clip là hình ảnh chàng trai và cô gái đang mỉm cười, được ghép lại với nhau từ hai màn hình, tạo nên một đoạn kết ngọt ngào.
Với ý tưởng độc đáo và khâu chỉnh sửa hậu kì khá công phu, đoạn clip của James Griffiths đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Bạn có nick Sianxian bình luận: “Video này đã cố gắng miêu tả hai sự việc trở thành một (ghép chúng lại để trông như chỉ có một chủ thể)…Có thể ý tưởng ghép hai cảnh lại với nhau không phải là mới nhưng video này chắc chắn đã thêm yếu tố mới cho cách làm này”.
Nick Loeveyn chia sẻ: “…Video này đã mang đến một tầm cao mới. Hai cảnh quay được đặt lại với nhau trong sự pha trộn hoàn hảo giữa tách sữa và trà, tốc độ đồng bộ của những chuyển động thậm chí là độ nghiêng của mặt đất khi máy bay cất cánh. Điều này cũng giống như mặc dù Thomas Edision không phải là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn nhưng ông là người đã làm cho nó hoàn hảo hơn và sử dụng được”.
Phóng to |
Được biết, đoạn clip này được quay hoàn toàn bằng điện thoại với những cảnh quay được thực hiện tại Paris, Luân Đôn và New York. James Griffiths cũng là một đạo diễn tiềm năng, từng tham gia rất nhiều dự án khác nhau, từ các đoạn phim minh họa cho các bài hát, các đoạn phim quảng cáo, phim tài liệu và cho đến trailer các bộ phim.
Với đoạn clip thú vị này, James Griffiths đã giành chiến thắng trong một cuộc thi làm phim ngắn của hãng điện thoại Nokia. Phần thưởng của James là 10.000 USD và bộ phim của anh sẽ được chiếu tại Liên hoan phim Edinburgh 2011.
* Làm thế nào mà anh đã nghĩ ra ý tưởng ghép những cảnh quay ở hai thành phố trên một màn hình chia đôi? - James Griffiths: Đầu tiên, chúng tôi nghĩ ra cốt truyện về hai người riêng biệt du lịch quanh những thành phố khác nhau và cuối cùng gặp nhau ở Luân Đôn. Tuy nhiên, chúng tôi không có dự kiến sẽ quay ở địa điểm cụ thể nào. Do đó, đầu tiên, chúng tôi đến Paris, đi loanh quanh khắp mọi nơi và quay tất cả những gì có thể có ích trong quá trình làm phim. Chúng tôi giữ lại tất cả những thước phim đẹp nhất và tiếp tục di chuyển đến New York để quay những cảnh thú vị hơn. Rồi lại tiếp tục trở lại Paris để quay những tấm ảnh phù hợp với loạt phim ở New York.
Đây là hai thành phố rất đẹp và tiêu biểu mà chúng tôi đã chọn được sau 15 giờ chuẩn bị. Cuối cùng chúng tôi tổng hợp những cảnh quay đẹp nhất, phù hợp nhất và chuyển chúng về định dạng hai nửa màn hình. * Cụ thể là mất bao lâu để thực hiện bộ phim này? - James Griffiths: Chúng tôi quay phim trong khoảng một tháng. Chúng tôi đã dành khoảng 6 ngày ở Paris và 5 ngày ở New York, sau đó mất một vài ngày để dạo quanh Luân Đôn. * Khó khăn lớn nhất của anh khi thực hiện bộ phim này là gì? - James Griffiths: Chính là việc chọn địa điểm phù hợp ở Paris và New York. Cả hai thành phố đều nổi tiếng và có rất nhiều nơi để quay phim nhưng việc tìm những nơi phù hợp quả là một thách thức lớn. * Anh có cảm thấy việc thực hiện những đoạn phim ngắn trên điện thoại di động có thể trở thành một trào lưu mới hay không? - James Griffiths: Có chứ. Làm một bộ phim ngắn có thể rất đắt tiền. Vì vậy khi những chiếc máy ảnh tích hợp trong điện thoại di động trở nên phổ biến hơn, người ta có khuynh hướng sử dụng những thứ có sẵn trong tầm tay hơn là đầu tư cho những thiết bị đắt tiền. Tất nhiên những thước phim được làm với những thiết bị đắt tiền vẫn được tiếp tục sản xuất nhưng theo tôi, chúng ta sẽ gặp các tác phẩm được quay bằng điện thoại di động ngày càng nhiều hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận