Phóng to |
Trước đó, trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Bửu Chấp, thành viên ban chủ tự phủ Tuy Lý Vương, cho biết một số thành viên con cháu của phủ mong muốn được hiến tặng Nhà nước hoặc nhận được hỗ trợ về mặt phương pháp bảo quản số bản khắc gỗ tập thơ trên. “Quốc gia có thì chẳng khác chi gia đình, dòng họ mình có vậy, chứ giữ không đúng phương pháp như thế này thì hỏng hết!” - ông Bửu Chấp nói.
Vĩ Dạ hợp tập là tập thơ và văn tiêu biểu trong sự nghiệp thơ ca của Tuy Lý Vương, gồm 12 tập với khoảng 900 bản khắc in. Thời gian đã làm hư hỏng và thất lạc phần lớn, hiện chỉ còn gần 300 bản khắc đang được lưu giữ tại phủ, cất trong tủ kính và thỉnh thoảng được phủ lên một lớp dầu nhớt mỏng... Gần 10 bản gỗ trong số đó đã bị mối ăn rỗng ruột, hết cách cứu vãn; hàng chục bản khác đang trong tình trạng xuống cấp do mối mọt và ẩm ướt.
Tuy Lý Vương (1820-1897), vị hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng, là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VN thời cận đại, cùng người anh kế là Tùng Thiện Vương với tài danh thi ca được truyền tụng qua câu: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán; thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường” (tạm dịch: so văn chương của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn thời tiền Hán cũng không lấy làm giá trị; so thơ của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thì thơ Đường thời thịnh cũng như không có gì)...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận