Phóng to |
Thí sinh xem bài giải sau giờ thi môn hóa trước hội đồng thi Lê Quý Đôn, TP.HCM sáng 5-7. Đề thi và đáp án môn này đang được đông đảo thí sinh, giáo viên cho rằng có điểm sai và vô lý - Ảnh: Như Hùng |
Nghĩa là đề thi và đáp án môn này không chỉ vô lý và không thực tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài làm của thí sinh...
Về phản ứng đốt cháy sắt trong không khí, theo nhiều giảng viên, sản phẩm tạo thành không thể chỉ là Fe3O4 như đáp án. Vì thế, nếu không cho điểm khi TS viết Fe2O3 hay FeO là quá thiệt thòi cho TS. Thực chất Fe3O4 cũng là hỗn hợp Fe2O3 . FeO.
Xem lại sách giáo khoa (SGK) hóa học lớp 12, chúng tôi nhận thấy ngay trong trang 36 cũng đã viết điều này. Chẳng những thế, ở bài sản xuất thép, trang 149 của SGK trên cũng đã viết phương trình phản ứng giữa sắt và oxy đã cho ra sản phẩm là FeO.
Về nội dung tính thể tích của dung dịch H2SO4, nhiều giảng viên khẳng định số liệu của đề bài cho không phù hợp. PGS-TS Nguyễn Đăng Quang, giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và TS Phạm Công Cường, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định: “Dẫu bài toán có thể giải ra được đáp số nhưng các số liệu của đầu bài là vô lý và đặt vấn đề nếu học sinh kết luận đầu bài vô lý thì cho điểm như thế nào?”.
Giảng viên Lê Thế Đệ của Trường ĐH Tây nguyên cũng kiến nghị: “Bộ GD-ĐT nên xem xét và điều chỉnh đối với thang điểm và đáp án trước khi chấm bài”. Một số ý kiến của các giảng viên khác cũng không đồng tình với trả lời của Bộ GD-ĐT, tuy bộ vẫn thừa nhận số liệu trong đề thi chưa thật phù hợp nhưng vẫn công nhận và chấm điểm câu hỏi đó.
Trả lời bạn đọc Tuổi Trẻ Online tại buổi giao lưu trực tuyến sáng 11-7, ông Nguyễn An Ninh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT - một lần nữa đã không làm thỏa mãn thắc mắc của thí sinh, giáo viên.
* Thưa tiến sĩ, tôi thấy đề thi môn hóa câu III, ý 2, thí sinh làm ra kết quả là Fe2O3 mà không cho điểm là oan cho các em quá. Vì trong thực tế phần lớn là xảy ra theo hướng này. Mong các thầy đừng để các em phải thiệt thòi. (Trần Sơn Hà, 47 tuổi, hats.hq@)
- Tiến sĩ Nguyễn An Ninh: Trường hợp cho kết quả Fe2O3 là phản ứng xảy ra trong điều kiện đặc biệt (không có trong SGK). Do đó, nội dung này không được tính điểm.
* Về đáp án môn hóa (khối A), câu III, ý 2, theo các tài liệu mà em tham khảo và giáo viên của em (Trường THPT Năng khiếu - ĐHQG TP.HCM) đều công nhận là kết quả sản phẩm Fe(III) oxide là hoàn toàn đúng trong điều kiện đốt cháy hoàn toàn của đề bài. Kiến thức có ở nhiều tư liệu khác nhau, không thể giới hạn học sinh trong khuôn khổ SGK được. Xin ông kiểm tra lại vấn đề này vì học sinh làm đúng mà không có điểm thì vô lý. (Anh Thư, 18 tuổi, eivovie@...)
- Bộ GD-ĐT đã qui định ra đề thi tuyển sinh phải nằm trong chương trình và SGK phổ thông, đồng thời cũng chỉ yêu cầu thí sinh vận dụng những kiến thức trong chương trình, SGK.
* Thầy Ninh nói đề thi đều qua cơ quan chuyên môn kiểm định, vậy cơ quan chuyên môn ấy có tiếp nhận quan điểm đúng của dư luận? (Nguyễn Huỳnh Long, 22 tuổi, huynhlong201@...)
- Đương nhiên dư luận luôn luôn được ban đề thi quan tâm, tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp sau khi được thẩm định kỹ lưỡng và trao đổi về chuyên môn với các chuyên gia, kể cả ngoài ban đề thi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận