29/10/2003 11:09 GMT+7

Mỗi năm mất trên 100 triệu USD do tổn thất sau thu hoạch

Theo VNN, SGGP
Theo VNN, SGGP

Tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của VN được liệt vào loại cao nhất châu Á, dao động trong khoảng 15% – 20%/năm tuỳ theo từng khu vực và mùa vụ. Với tỷ lệ tổn thất này, chúng ta bị mất khoảng 100 triệu USD mỗi năm - số tiền lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn nhiều tỉnh.

vPXtId0R.jpgPhóng to
Số tiền thất thoát sau thu họach lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn nhiều tỉnh
Tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo của VN được liệt vào loại cao nhất châu Á, dao động trong khoảng 15% – 20%/năm tuỳ theo từng khu vực và mùa vụ. Với tỷ lệ tổn thất này, chúng ta bị mất khoảng 100 triệu USD mỗi năm - số tiền lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn nhiều tỉnh.

Đây chính là thông tin được đưa ra tại hội thảo chuyển giao công nghệ sau thu hoạch nông sản giữa VN với các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tổ chức ngày 28-10, ở Hà Nội.

Trong đó ĐBSCL là vùng có tỷ lệ tổn thất cao nhất nước. Năm 1999, khu vực này sản xuất gần 17 triệu tấn lúa. Với mức thiệt hại 20%, ĐBSCL mất 3-3,5 triệu tấn lúa, tương đương sản lượng của hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng cộng lại. Thế nhưng tại một số quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn, như Ấn Độ, con số này chỉ là 3-3,5%; Bangladesh 7%; Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepan 4-22%...

Đối với rau quả thất thoát sau thu hoạch đối với các loại quả khoảng trên 25% và hơn 30% đối với rau. Chính điều này làm thu nhập của nông dân đã bị giảm 15-30%, do sản phẩm không được sơ chế, bảo quản và tiêu thụ kịp thời.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tổn thất sau thu hoạch. Đó là do sự thiếu hiểu biết của nông dân khi phơi ngoài đồng trong vụ đông xuân, hoặc để lúa chín rục lâu ngày mới gặt. Đối với sản xuất lúa hàng hoá, khi phơi qua đêm, độ ẩm gạo tăng do hút sương, ngày nắng, nhiệt độ cao độ ẩm giảm quá mức làm hạt gạo rạn vỡ từ trong vỏ lúa, khi xay xát bị gãy hơn 60%. Lúa để chín khô lâu ngày, gạo bị dòn độ ẩm thấp xuống, tỷ lệ gạo vỡ cũng cao. Tỷ lệ gạo gãy càng cao, giá bán càng thấp.

Ngoài ra, hầu hết các khâu trong quá trình thu hoạch lúa cũng bị tổn thất từ 1,5 đến 4%. Đó là do lúa bị đổ trong mùa mưa bão, gặt sớm chạy bão, hoặc thu hoạch khi lúa đã bị ngập nước vì lũ lụt... Trong khâu tuốt, tổn thất là 1-2%. Thiệt hại lớn nhất là lúc phơi, sấy, từ 10-20%, đặc biệt đối với vụ hè thu ở ĐBSCL, bởi một lượng lớn lúa đã rơi vãi trong quá trình làm khô, mọc mầm hoặc nứt, gãy, vỡ hạt... , nhất là quá trình làm khô không kịp thời. Đó là chưa kể những tổn thất trong quá trình bảo quản, xay xát, vận chuyển.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ NN–PTNT đề nghị các nước có trình độ công nghệ cao như Nhật Bản, Đài Loan... hỗ trợ cho các nước về công nghệ sau thu hoạch như xay xát, đánh bóng gạo, làm khô lúa để giảm bớt thất thoát sau thu hoạch.

Theo VNN, SGGP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên