03/02/2004 09:42 GMT+7

Mở cửa bãi rác Đông Thạnh để chôn gia cầm

ĐOAN TRANG thực hiện
ĐOAN TRANG thực hiện

TT - Tình trạng quá tải ở các lò thiêu, cộng với sự đùn đẩy của các cơ quan chức năng trong việc tiêu hủy gia cầm những ngày qua đã gây phản ứng gay gắt trong nhân dân. Xung quanh vấn đề này, trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, chiều 2-2 ông Mai Quốc Bình - phó chủ tịch UBNDTP, trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm - nói:

8ertrCOo.jpgPhóng to
Ông Mai Quốc Bình
TT - Tình trạng quá tải ở các lò thiêu, cộng với sự đùn đẩy của các cơ quan chức năng trong việc tiêu hủy gia cầm những ngày qua đã gây phản ứng gay gắt trong nhân dân. Xung quanh vấn đề này, trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, chiều 2-2 ông Mai Quốc Bình - phó chủ tịch UBNDTP, trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia cầm, thủy cầm - nói:

- Mỗi ngày, lượng gia cầm tại TP cần thiêu hủy là 30 tấn. Tại lò thiêu gia cầm xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh công suất chỉ 4 tấn/ngày. Còn lò thiêu Bình Hưng Hòa công suất lớn hơn 9 tấn/ngày, nhưng mỗi ngày tại đây phải thiêu hủy 7 tấn rác y tế nên chỉ sử dụng công suất 2 tấn/ngày còn lại để tiêu hủy gia cầm.

Công suất như vậy không thể đáp ứng việc thiêu hủy gia cầm một cách nhanh chóng được. Trước tình hình này, UBND TP đã chỉ đạo Chi cục Thú y luôn phải đảm bảo các xe container để trữ lạnh. Có sáu xe container được bố trí tại các điểm thiêu hủy, có thể tồn trữ 30 tấn gia cầm.

Biết trước tình hình các lò thiêu quá tải, hôm 2-2 UBND TP đã chỉ đạo mở cửa bãi rác Đông Thạnh và đào hố xử lý kỹ thuật để chôn vì để lâu không tốt. Tôi cũng đang bàn với quận 9 là một số khu đất công ở địa thế cao, có thể tiếp tục đào hố chôn.

* Vì không đăng ký được, nhiều người dân đã tự tiêu hủy, để như vậy có đảm bảo vệ sinh môi trường không?

- UBND TP đã chỉ đạo phải xử lý tập trung vẫn có lợi và đảm bảo môi trường hơn. Còn người dân tự tiêu hủy trong gia đình thì phải có sự hướng dẫn về kỹ thuật, không để phát tán mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm. Chính quyền địa phương, UBND phường xã và cán bộ thú y phải hướng dẫn và giám sát người dân khi họ tự tiêu hủy.

* Đã xảy ra tình trạng các cơ quan chức năng đùn đẩy nhau, cán bộ UBND phường xã và cán bộ chi cục thú y chỉ qua chỉ lại, không chịu hướng dẫn cho người dân?

- Cho đến nay vẫn có hai địa chỉ để người dân liên hệ là UBND phường xã và chi cục thú y. Hai cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước UBND TP. Chúng tôi đã chỉ đạo rồi, cứ thế mà tổ chức thực hiện. Nếu ai cố tình không thực hiện, ai chống lại chuyện này sẽ bị xử lý.

* Được biết UBND TP đang chuẩn bị ban hành bảng giá hỗ trợ nông dân khi phải tiêu hủy đàn gia cầm?

- Hôm 2-2 chúng tôi nhận được đề xuất của chi cục thú y về khung giá hỗ trợ. Có thể nay mai UBND TP sẽ ban hành chính thức các mức hỗ trợ theo hướng nâng giá lên để giảm bớt thiệt hại cho người dân.

Cụ thể, theo đề xuất của chi cục thú y chia làm ba loại gia cầm: loại lớn và còn sống thì khi tiêu hủy được hỗ trợ 15.000 đồng/con, loại trung bình 10.000 đồng/con, loại nhỏ (bốn tuần lễ) là 5.000 đồng/con, vịt ngỗng còn sống dưới bốn tuần hỗ trợ 3.000 đồng/con, chim cút còn sống 1.000 đồng/con, bồ câu 5.000 đồng/con, bồ câu giống các loại khi tiêu hủy hỗ trợ 20.000 đồng/con, trứng gà và trứng vịt 300 đồng/quả... Với mức hỗ trợ như vậy TP có thể phải chi khoảng 50 tỉ đồng.

* Cho đến hôm nay, lượng gia cầm còn phải tiêu hủy là bao nhiêu, thưa ông?

- Trong đàn gia cầm, thủy cầm hơn 2 triệu con của TP chỉ còn hơn 300.000 con (kể cả các loại chim, cút, bồ câu...). Con số này sẽ được tiêu hủy hết vào cuối tuần này. Việc tiêu hủy đảm bảo đúng kỹ thuật, sát trùng đầy đủ.

________________

Ông Huỳnh Minh Nhựt, giám đốc Công ty Môi trường đô thị TP.HCM, cho biết:

- Từ ngày 11-1 đến 1-2-2004 lò đốt rác y tế đã thiêu hủy 85 tấn gà. Hiện công suất của lò đốt rác y tế là 7,5 tấn/ngày nhưng lượng gà, rác y tế trong những ngày qua luôn vào khoảng 11 tấn/ngày. Vì vậy lò thiêu đang trong tình trạng quá tải, một số bộ phận lò thiêu bị trục trặc nên vừa sử dụng vừa sửa chữa.

Trước bức xúc này, công ty phải đưa một lò đốt rác y tế khác đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm vào hoạt động. Tuy nhiên từ ngày 30-1 đến nay lượng gà chở đến thiêu hủy tăng đột biến nên các lò thiêu bị quá tải.

Để giải quyết tình trạng này, vừa qua UBND TP đã cho phép đào hố chôn gà ở vùng đất chưa chôn rác tại bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) nhằm hỗ trợ lò đốt rác y tế Bình Hưng Hòa. Mặt khác theo chúng tôi được biết, Sở Tài nguyên - môi trường cũng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Môi trường xanh tại huyện Bình Chánh được thiêu hủy gà, chia sẻ với lò thiêu Bình Hưng Hòa.

* Ông giải thích ra sao về việc lò đốt rác y tế Bình Hưng Hòa từ chối tiếp nhận 8 tấn gà do Chị cục Thú y TP mang đến thiêu hủy vào chiều 31-1?

- Thời điểm xe chở 8 tấn gà do Chi cục Thú y TP mang đến thì bộ phận béc đốt của lò đốt rác y tế Bình Hưng Hòa bị hư hỏng, trong khi đó tại khu vực chờ đốt còn 9.000 trứng gà và 4.000 tấn gà. Xí nghiệp Xử lý rác y tế đã đề nghị nhân viên Chi cục Thú y TP cho xe vào nhà chờ nhưng do xe thuê nên không thể giữ qua đêm và lượng gà trên đã đem đến nơi khác thiêu hủy.

ĐOAN TRANG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên