Phóng to |
- Điều mấu chốt nhất là xác định được lượng melamine ăn vào có thể chịu đựng được là bao nhiêu mg/kg thể trọng, từ đó tính ra giới hạn melamine trong thực phẩm. Trước đây melamine chưa bao giờ là chất dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Khi xảy ra vụ melamine, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức các nhóm nhà khoa học, tính toán về độc tính, về lâm sàng tìm ra ngưỡng giới hạn 2 mg/kg thể trọng.
Ở VN, Viện Dinh dưỡng đã tính khả năng tối đa lượng thực phẩm mỗi người sử dụng, với giả định là tất cả thực phẩm đều nhiễm melamine và đưa ra ngưỡng giới hạn là 1 mg/kg thực phẩm với thực phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và mức 2,5 mg/kg thực phẩm với các thực phẩm còn lại.
* Đã có những nghi vấn về việc các nhà sản xuất gian dối sử dụng acid cyanuric để dễ hòa tan melamine trong sữa, điều này làm tăng độc tính của melamine. Trong trường hợp chưa làm rõ được nghi vấn này mà đã cho phép melamine trong thực phẩm có vội vàng hay không?
Ngưỡng an toàn Qua tính toán lượng melamine ăn vào theo giả thiết là chỉ có sữa và sản phẩm sữa có melamine mức 1 mg cho thực phẩm dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi, các trẻ dưới 6 tháng tiêu thụ 150 ml sữa/kg thể trọng/ngày thì lượng melamine ăn vào thấp hơn 8,3 lần so với mức khuyến cáo của WHO. Ở nhóm trẻ 7-12 tháng, trung bình sử dụng 100 ml sữa/kg thể trọng/ngày, lượng melamine ăn vào thấp hơn 12,5 lần so với khuyến cáo của WHO. Với người lớn, giả thiết nhiều loại thực phẩm và sữa nhiễm melamine mức 2,5 mg/kg, mức tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa của người trưởng thành khoảng 31 g sữa/ngày, 536 g các thực phẩm khác có nguy cơ nhiễm melamine (như trứng, cá, bột mì, bánh quy...), áp dụng cân nặng trung bình cho người trưởng thành là 47,5 kg với nữ và 53,4 kg với nam, lượng melamine ăn vào thấp hơn 7,4 lần ở nữ giới và 7,5 lần ở nam giới, so với khuyến cáo của WHO là 0,2 mg/kg thể trọng cơ thể. Tức là một người nặng 50 kg nếu ăn 10 mg melamine/ngày sẽ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. |
* Các cơ quan chuyên môn vẫn cho rằng chưa thể xác định được độc tính của melamine nếu sử dụng lâu dài. Các bộ trưởng y tế ASEAN cũng đã thống nhất nghiêm cấm cho melamine có chủ ý vào thực phẩm, kể cả với lượng rất nhỏ. Vì sao VN lại có quyết định này?
- Melamine là chất ô nhiễm không được phép hiện diện trong quá trình sản xuất ban đầu hoặc trong quá trình chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, giới hạn hàm lượng melamine kể trên là dành cho trường hợp nhiễm chéo, tức melamine bị nhiễm không cố ý từ bao gói, đồ chứa đựng, đôi khi sự ô nhiễm này là không tránh khỏi.
Việc ban hành giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm để xác định mức có thể chịu đựng được của cơ thể con người trong trường hợp ăn phải melamine bị nhiễm chéo. Hành động này không có nghĩa là cho phép nhà sản xuất cho melamine vào thực phẩm với hàm lượng dưới giới hạn công bố kể trên.
* Vậy hàm lượng melamine ở mức độ nào thì dẫn đến những trường hợp trẻ em bị sỏi thận như thời gian qua?
- Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm tài liệu và WHO cũng đang tích cực đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ các bằng chứng lâm sàng liên quan các trường hợp sỏi thận do uống sữa có melamine. Nhưng điều đã được khẳng định là tất cả trẻ em này đều dùng sữa bột công thức, không sử dụng sữa mẹ và hàm lượng melamine trong sữa cao hơn nhiều so với giới hạn mà WHO đã công bố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận