Phóng to |
Mẹ của Kơk một mình trong ngôi nhà sàn cô đơn - Ảnh: BẢO TRUNG |
Mãi đến gần đây, người buôn Roái (xã Ia Broái, huyện Ia Pa, Gia Lai) mới biết cụ già bất hạnh ấy chính là thân mẫu của ông “tổng thống tự phong”, kẻ đã kích động một bộ phận người dân tộc thiểu số gây ra những biến cố ở Tây nguyên - Ksor Kơk.
“Già chỉ còn nhờ Nhà nước thôi!”
Chúng tôi đến thăm cái nhà sàn quạnh quẽ ấy vào sáng sớm 23-5, một gian nhà sàn trống tuênh, chỉ có dăm thứ đồ dùng lặt vặt, cỏn con. Chiếc chăn đơn đã cũ lắm, mấy chiếc bầu khô đựng nước vứt chỏng chơ đây đó. Cạnh bếp là vài chiếc niêu nhỏ và chiếc gùi con. Chỉ có thế. Nhận gói quà biếu từ tay tôi, bà cụ H'Ble xúc động: “Có bột ngọt hè, có mì tôm, ố sao cho nhiều thứ thế, già cảm ơn. Ố Yàng ơi! Lâu rồi, thèm mấy con cá khô nướng mà chưa thấy ai cho mình hè”.
Tôi dè dặt hỏi: “Kơk có gửi thư, gửi tiền cho già không?”. “Có chớ - bà trầm ngâm - mỗi năm vài lần, chừng hai, ba triệu, mấy năm trước thôi, giờ không thấy gửi nữa”. “Già có biết bây giờ Kơk ở đâu không?”. Bà nhìn tôi, im lặng. Một lát bà bảo: “Già nghe nó ở Mỹ, nó bỏ làng đi từ lúc nhỏ mà. Nó đi lính cho Mỹ rồi đi luôn đến giờ. Mấy chục năm trước chẳng biết tin tức gì. Cách đây mấy năm, lúc nó gửi tiền về cho già thì già mới biết nó còn sống. Hôm trước bị đau nhức, không đi được, nhiều người già trong buôn Roái, buôn Ia Rniu đến thăm, hỏi già: “Già có biết bây giờ Ksor Kơk làm “tổng thống” không?”. Tổng thống là làm cái gì hả cháu?”.
Tôi nhìn Kpah Man - chủ tịch xã, người cùng buôn Roái, anh cười: “Già có biết Kơk xúi đồng bào đi biểu tình không?”. Bà cụ ngồi trầm ngâm, thở dài: “Nó bỏ làng đi từ nhỏ đến giờ chưa về lần nào. Ngày trước cứ tưởng nó chết rồi, nó đi lính cho Mỹ mà. Ngày trước Mỹ đi càn nè, đốt nhà dân tại các buôn ở Ama Rơng, Chư Mố, Ia Kdam bị sập hầm chông của du kích chết mà. Già cũng tưởng Kơk chết rồi. Ai ngờ bây giờ nó lại làm người xấu”.
Tôi hỏi tiếp: “Mấy ngày trước già đi đâu mà không ở nhà, người làng tìm cũng không thấy?”. “Ố Yàng ơi, già bị ngã, có mấy đứa thanh niên đến chở đi, nói là có máy bay Kơk về chở đi chữa bệnh mà. Đến Ia Hiao ở mấy ngày có thấy máy bay của Kơk đâu. Sao nó lại nói láo với mẹ nó làm gì?”. Nói đến đấy, bà cụ quay sang ca cẩm với Kpah Man: “Chủ tịch bảo mấy đứa thanh niên trả lại cho già cái can nhựa để già đựng nước nấu cơm, mấy bữa trước chúng lén đến lấy can đựng nước để đi biểu tình mà. Sao giờ chưa trả lại cho già?...”.
“Già thương ai nhất trong mấy đứa con?”. Bà cụ H'Ble nhẩm bằng ngón tay: “Già có bốn thằng con trai. Thằng Ksor Kơk nè. Cha nó chết khi nó còn nhỏ lắm. Già lấy chồng rồi đẻ thằng Ksor Ni, Ksor Krok, Ksor Nhơk. Kơk theo Mỹ rồi, ở làng chỉ còn Ni, Krok, Nhơk. Bây giờ nghe lời Kơk, mấy đứa em nó cũng đi biểu tình, chẳng lo làm ăn, chẳng nuôi mẹ. Đang chờ Nhà nước cấp gạo mà, lâu lâu Nhà nước cấp gạo cho già, cấp muối, cấp vải nữa. Già chỉ còn nhờ Nhà nước thôi. Hôm trước bị đau, không ăn được, có thầy thuốc ở trạm y tế xã đến cho thuốc, cho sữa nữa...”.
“Chúng chẳng nuôi mẹ”
Về anh em nhà Ksor Kơk, anh Kpah Man kể: “Tuy không đến nơi đến chốn nhưng cả ba người em trai của Kơk đều được học hành. Ksor Ni học đến lớp 6, Ksor Krok và Ksor Nhơk học đến lớp 7. Krok trước làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, Nhơk cũng làm cán bộ hợp tác xã. Riêng Ksor Ni ngày trước từng làm công an xã. Thế rồi những đồng đôla ít ỏi do Kơk từ Mỹ gửi về cho mẹ và những lời đồn thổi huyễn hoặc đã làm cho họ trượt vào con đường tội lỗi như ông anh cùng mẹ khác cha đang sống lưu vong bên kia.
Những ngày 9 và 10-4 vừa qua, ông Ni đã dẫn theo đứa con nhỏ đi biểu tình. Chính ông Ni đã thì thầm với lũ thanh niên trong làng rằng nếu đứa nào đi sẽ được ghi vào danh sách để sau này Kơk chia nhà và cho đôla mua ôtô. Rôh H'Yur - vợ Ni - khóc suốt mấy ngày chờ cha con Ni về. Cho tới giờ, buồn và mặc cảm, H'Yur không dám ra khỏi nhà, sợ gặp người làng, suốt ngày ru rú như con rùa trong xó bếp”.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận