22/07/2012 04:44 GMT+7

Mạng xã hội thách thức IOC

TẤN PHÚC
TẤN PHÚC

TT - Sự bùng nổ về số lượng người tham gia và tốc độ lan truyền thông tin của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... đã mang đến thách thức cho Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

TT - Sự bùng nổ về số lượng người tham gia và tốc độ lan truyền thông tin của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter... đã mang đến thách thức cho Ủy ban Olympic quốc tế (IOC).

Ở một góc độ nào đó, sự bùng nổ của các trang mạng xã hội được xem là cơ hội cho IOC quảng bá thương hiệu Olympic, vì những kênh thông tin này giúp mang Olympic đến gần hơn với giới trẻ - những người thường dành rất ít thời gian xem truyền hình.

Nhưng trên thực tế, mạng xã hội đang đe dọa nghiêm trọng đến những bản hợp đồng bản quyền trị giá hàng tỉ USD giữa IOC và Ủy ban tổ chức Olympic 2012 (LOCOG) với các đài truyền hình, nhà tài trợ. Giám đốc truyền thông IOC Anthony Edgar thừa nhận “không dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tại Olympic 2012 bởi sự bùng nổ của các trang mạng xã hội”.

Theo thống kê, trong năm 2012 đã có 900 triệu người sử dụng Facebook, một con số quá ấn tượng nếu so với chỉ 100 triệu lượt người đăng nhập website của Olympic Bắc Kinh bốn năm trước. Trong khi đó, Twitter có sự phát triển nhảy vọt từ 6 triệu người sử dụng lên 140 triệu người chỉ trong vòng bốn năm qua.

Tốc độ lan tỏa thông tin của cộng đồng mạng thông qua Facebook và Twitter thật kinh khủng. Cụ thể, từ lời than thở của VĐV từng hai lần vô địch thế giới nội dung chạy 400m rào Kerron Clement (Mỹ) trên Twitter: “Um, chúng tôi đã bị lạc đường suốt bốn giờ. Nhiều quan chức và VĐV đã ngủ, đói khát và muốn đi vệ sinh. Chúng tôi có thể đến làng VĐV không vậy? Đây không thể là ấn tượng đầu tiên tốt đẹp về London”. Lập tức giới truyền thông (bao gồm cả báo giấy lẫn truyền hình) nhảy vào cuộc và phát hiện chuyện xe buýt lạc đường, chưa thể về đến làng VĐV!

Đó là chưa kể nhiều VĐV dùng mạng xã hội để quảng bá cho nhà tài trợ của mình gây xung đột với lợi ích nhà tài trợ của IOC và LOCOG. Thế nên, IOC đã ban hành quy định dài bốn trang giấy dành cho VĐV, tình nguyện viên và khán giả dự Olympic 2012 với nhiều điều cấm như: không tường thuật các cuộc thi đấu, không đưa hình ảnh thi đấu lên Internet, cấm lồng ghép hình ảnh linh vật, logo Olympic vào tên các sản phẩm...

Tuy nhiên, IOC và LOCOG gặp nhiều ý kiến phản đối hơn là đồng thuận trong quy định này. Chuyên gia Ian Maude thuộc Công ty phân tích thị trường Enders (Anh) cho biết: “Ngày nay, hầu hết điện thoại đều có camera. Người hâm mộ sẽ dùng quay lại các khoảnh khắc tại ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh có thể chỉ đến một lần trong đời để làm kỷ niệm. Mấy người biết quy định của IOC? Và dù biết họ cũng sẽ làm lơ vì nghĩ rằng mình có quyền làm thế khi đã bỏ tiền mua vé”.

Trong khi đó, VĐV chạy marathon người Canada Dylan Wykes nói: “Tôi bối rối bởi các quy định của IOC. Tôi cho rằng IOC nên xem mạng xã hội như là phương tiện mở rộng Olympic và mỗi VĐV là một đại sứ”.

TẤN PHÚC

TẤN PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Hậu trư