Bộ trưởng Y tế S. Subramaniam cho biết giới hạn mới về tuổi sẽ được áp dụng từ ngày 1-12-2017, cùng với một yêu cầu mới đối với nhà sản xuất là phải in trên nhãn mác sản phẩm các thông tin cảnh báo việc tiêu thụ đồ uống có cồn gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
Các cửa hàng cửa hiệu phục vụ đồ uống có cồn cũng phải trưng các thông báo tương tự.
Bộ trưởng Subramaniam cho biết quyết định trên phù hợp với "Chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn" mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.
Theo ông, một số loại rượu rẻ tiền không đảm bảo chất lượng đang "đặt ra một vấn đề xã hội trong nhóm người có thu nhập thấp".
Hơn 60% người Malaysia là người Hồi giáo. Đạo Hồi, tôn giáo chính thức ở quốc gia Đông Nam Á này, cấm sử dụng đồ uống có cồn. Malaysia cũng là nơi áp mức thuế cao nhất châu Á đối với các sản phẩm rượu bia. Tuy nhiên, ở Malaysia cũng có các cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ vốn có thói quen uống rượu, cùng với nhiều quán bar và nhà hàng.
Nhiều nghiên cứu y tế cộng đồng cho thấy tỷ lệ sử dụng đồ uống có cồn đang gia tăng. Cụ thể, có khoảng 3,5 triệu người Malaysia uống rượu bia, trong tổng số dân khoảng 30 triệu người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận