Phóng to |
Nông dân đang chặt bỏ mai dương mọc ven bờ ruộng - Ảnh: Dương Thế Hùng |
Thế nhưng đầu tháng 1-2006 này, anh em cán bộ bảo vệ VQG lại tiếp tục “la làng”: nó đã lan ra gần 2.000ha, gần bằng 1/3 tổng diện tích VQG (7.313ha). Cứ đà này, chẳng bao lâu nữa coi chừng VQG Tràm Chim biến thành VQG... mai dương.
Ngay tại khu C ở gần trung tâm, mai dương chiếm lĩnh cả khu vực hơn 2ha mà trước đây là vùng đất dành riêng cho cỏ năn, món ăn “đặc sản” của loài sếu đầu đỏ. Đi tiếp qua con kênh nhỏ tới khu A4, từ mép kênh nhìn vào rừng tràm, một vùng đệm trước kia là cỏ năn, nay là mai dương. Chúng mọc rậm rạp đến nỗi không ai dám bước chân vào. Đi hết khu A4, tới khu đất ruộng lúa đang canh tác của nông dân, mai dương tiếp tục lấn tới bờ ruộng.
Vòng qua khu A5, nơi có đồng cỏ năn rộng lớn, bãi ăn dành riêng cho sếu tụ về hằng năm, mai dương cũng đang “tác oai tác quái”.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, trưởng Phòng nghiên cứu khoa học và môi trường (VQG Tràm Chim), mai dương là loài sinh vật ngoại lai nên có sức sống rất mãnh liệt. Nó thích nghi với mọi địa hình sâu, cạn, đặc biệt vùng đất ngập nước của VQG và lan rộng tới đâu thì tiêu diệt thực vật bản địa tới đó.
Nguy hiểm nhất là chúng lấn át cỏ năn sẽ làm thu hẹp nguồn thức ăn của sếu; không còn thức ăn sếu sẽ không về Tràm Chim nữa. Ngoài ra, mai dương còn có tác hại làm thay đổi hệ sinh thái vùng đất ngập nước này bởi các loài động thực vật bị lấn át sẽ bị tiêu diệt hoặc “bỏ xứ” đi nơi khác. Hiện nay, mai dương đã che phủ dày đặc ở các khu A4, A5, C, A2... Có nơi đã bị che phủ tới mật độ 30%.
Ông Huỳnh Thế Phiên, giám đốc VQG Tràm Chim, cho biết: “Vừa rồi tỉnh đã phê duyệt phương án thí điểm diệt trừ mai dương trên diện tích 10ha. Phương án này làm theo ba mô hình, một là làm thủ công (chặt nhổ bằng tay rồi đem đốt); hai là xử lý bằng hóa chất theo cách của các nhà khoa học Hà Lan, Úc; ba là sau khi diệt chúng xong thì phủ lớp gì bên trên, có thể là rải củ năn với mật độ dày để “lấn” lại mai dương, đồng thời tái tạo đồng cỏ năn tạo thức ăn cho sếu.
Ngoài ra, VQG cũng đã tổ chức trồng cây bản địa như tu hú, cà na, tre... chen với mai dương để lấn dần chúng ra ngoài". Kết quả làm thí điểm 10ha nói trên bước đầu đã cho kết quả tốt. VQG sẽ tiếp tục xin kinh phí nhân rộng mô hình này. Trước mắt đã có Cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ 80 triệu đồng, Viện sinh học (Trường ĐH KHTN) hỗ trợ 50.000 USD từ vốn tài trợ của Quĩ Bảo vệ môi trường toàn cầu (GEF).
Theo đề xuất của TS Trần Triết, nguồn quĩ GEF sẽ dùng cấp cho dân quanh vùng nuôi dê bằng đọt cây mai dương. Người dân kết hợp tiêu diệt, khai thác cây mai dương làm thức ăn cho dê, thân cây làm nấm mèo. GEF sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi dê cho người dân, làm nhà máy chế biến nấm mèo giải quyết đầu ra. Hi vọng chương trình này thực hiện trong năm 2006 sẽ đẩy lùi được mai dương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận