23/05/2005 18:35 GMT+7

Mã Yến trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc

Nguồn: Nhật ký Mã Yến (Nhà xuất bản Hội nhà văn)
Nguồn: Nhật ký Mã Yến (Nhà xuất bản Hội nhà văn)

TTO - Khép lại "Nhật ký Mã Yến", TTO trích đăng cuộc trò chuyện trên truyền hình trung ương TQ vào 10g tối thứ bảy, ngày 8-3 năm 2003. Người dẫn chương trình là Vương Chí và khách mời là Mã Yến và Bạch Cúc Hoa (mẹ của Mã Yến).

p7oRYLgY.jpgPhóng to
Mã Yến tại Hội chợ sách ở Paris
TTO - Khép lại "Nhật ký Mã Yến", TTO trích đăng cuộc trò chuyện trên truyền hình trung ương TQ vào 10g tối thứ bảy, ngày 8-3 năm 2003. Người dẫn chương trình là Vương Chí và khách mời là Mã Yến và Bạch Cúc Hoa (mẹ của Mã Yến).

Lá thư của Mã Yến đã khơi dậy nhiều mâu thuẫn trong lòng người mẹ. Sau đó Mã Yến lại viết mấy cuốn nhật ký, kể về năm học cuối của mình và trao cho mẹ.

Vương Chí: Sau này vì sao em lại viết nhật ký trao cho mẹ?

Mã Yến: Mong rằng qua nhật ký đó mẹ sẽ xúc động, nghĩ lại và có thể tiếp tục cho em đến trường.

Vương Chí: Em muốn nói điều gì với mẹ?

Mã Yến: Em muốn đi học.

Vương Chí: Chỉ là câu đó?

Mã Yến: Em muốn đi học. Chỉ là câu đó thôi.

7H7D4Cq2.jpgPhóng toMã Yến luôn say mê học tập, em đang viết chữ trên nền đấtVương Chí: Vì sao em lại muốn đi học?

Mã Yến: So với ở nhà, đi học là tốt nhất. Chưa nói chuyện khác, chỉ riêng việc bố mẹ cãi nhau đã đủ để con cái hết sức khổ tâm.

Vương Chí: Nhưng các bạn gái quanh em học thấp hơn và đã bỏ học, nay kinh tế gia đình khó khăn thì vì sao em vẫn cứ muốn đi học ?

Mã Yến: Học càng cao thì càng hiểu biết, nhìn được xa hơn, thấy được rộng hơn, không phải sống cuộc sống khốn khó như trước.

Vương Chí: Cuộc sống trước đây có gì là không tốt ?

Mã Yến: Bố mẹ khổ sở suốt ngày. Ra ngoài làm thuê còn bị lừa. Cho dù không bị lừa thì cũng chẳng được bao nhiêu tiền. Tuy bản thân em chưa trải qua, nhưng cứ qua hình ảnh bố mẹ là rõ cả!

Vương Chí: Vì sao em cứ nhất định phải thay đổi ?

Mã Yến: Chính bản thân mẹ em là ví dụ lớn nhất cho em. Mẹ em là một phụ nữ chẳng học hành gì. Em cảm thấy cần phải học, có học sẽ khá hơn.

Vương Chí: Bằng vào năng lực của riêng em mà có thể thay đổi được ?

Mã Yến: Em cảm thấy thế.

Vương Chí: Thế còn chị, lúc đó có hiểu vì sao con gái lại đưa nhật ký cho mình không ?

Bạch Cúc Hoa: Mã Yến có ba cuốn nhật ký để trong rương. Một hôm Mã Yến bỏ tất cả lên bên cạnh cửa sổ và nói : "Mẹ, mẹ xem nhật ký của con". Tôi nói: "Để ra đấy làm gì, mẹ có biết chữ đâu". Yến nói: "Mẹ xem đi, bảo em con đọc cho mẹ nghe". Tôi nói tôi không nghe: "Mẹ không muốn nghe nhật ký của con, mẹ có biết gì đâu".

Vương Chí: Chị chưa từng xem nhật ký của con gái mình ?

Bạch Cúc Hoa: Chưa, vì có biết chữ đâu!

Vương Chí: Sao không nhờ con trai đọc cho ?

Bạch Cúc Hoa: Chưa, chưa bao giờ. Mấy hôm rồi, chỉ với bức thư thôi, tôi đã cảm thấy buồn. Còn nhật ký, tôi tuy chưa đi học, nhưng cũng hiểu vì sao Mã Yến muốn tôi đọc. Mỗi lần Mã Yến đói, hoặc bị các bạn châm chọc thì đều khóc. Con gái là thế, nên tuy chưa đọc, tôi cũng cảm nhận được điều con đã viết trong nhật ký.

Vương Chí: Thế ngay từ đầu, Mã Yến đã đưa cho mẹ mấy quyển nhật ký ?

Mã Yến: Ba quyển.

Vương Chí: Bắt đầu ghi nhật ký từ bao giờ ?

Mã Yến: Từ trước đây một năm. Lúc bấy giờ thầy giáo đề ra một môn bài tập là viết nhật ký, nhưng cuốn nhật ký đầu tiên này, bố đã xé quấn thuốc hết rồi!

Vương Chí: Tức là làm gì ?

Mã Yến: Là quấn thuốc lá để hút.

Vương Chí: Quấn thuốc cho ai ?

Mã Yến: Bố em quấn thuốc để hút!

Vương Chí: Ngày nào em cũng viết nhật ký chứ?

Mã Yến: Đúng vậy.

Vương Chí: Các bạn khác cũng đều làm như vậy ?

Mã Yến: Các bạn khác thì em không biết.

Vương Chí: Thế tại sao ngày nào em cũng viết ?

Mã Yến: Em cảm thấy ngày nào cũng ghi lại những điều mắt thấy tai nghe là điều hay. Sau này khi thôi học hoặc lên đại học có cái xem lại cũng thú vị, có thể nhớ lại quá khứ.

07cMzzA7.jpgPhóng toMã Yến và Pierre Haski, phóng viên tờ Libération, người phát hiện ra Mã YếnMã Yến trao cho mẹ ba cuốn nhật ký được viết trên vở bài tập. Ba cuốn nhật ký đó đã làm thay đổi số phận của Mã Yến.

Tháng 5 năm 2001, mấy hôm sau khi Mã Yến trao nhật ký cho mẹ thì có một đoàn phóng viên nước ngoài đến thôn Trương Gia Thụ. Trong số đó có phóng viên tờ Libération của Pháp. Pierre Haski và trợ lý của ông là Hà Nham Bình, trong buổi phỏng vấn có những nông dân nói không đúng thực tế, thế là mẹ của Mã Yến đã quyết định trao sổ nhật ký đó cho Pierre Haski.

Vương Chí: Sao chị lại đưa sổ nhật ký đó cho phóng viên nước ngoài ?

Bạch Cúc Hoa: Thấy người nước ngoài lạ, nên chạy ra xem. Nhưng nghe có người nói, hàng năm thu hoạch của địa phương cũng khá, tôi nghe không lọt tai mới nói lại. Anh ta bảo tôi mà cũng nói như vậy. Tôi nói tôi là người lớn, lời tôi nói có chỗ có người còn chưa tin. Nhưng hoàn cảnh nơi đây thì các vị đã nhìn tận mắt, đến một em nhỏ cũng hiểu được. Tôi nói con gái tôi có ba cuốn nhật ký, các vị có xem không! Trẻ con thường nói sự thật! Các vị nên xem. Họ nói, xem xong có phải trả lại không? Tôi bảo không cần. Mấy trang giấy vứt đi, cần gì phải trả! Họ nói cô bé ở đâu? Tôi bảo con gái tôi không có ở nhà.

Vương Chí: Chị trao nhật ký của con gái cho họ với mong muốn gì ?

Bạch Cúc Hoa: Khi đó tiện thế thì đưa, chứ có suy nghĩ gì nhiều.

Vương Chí: Sau khi đưa nhật ký cho họ, có xẩy ra chuyện gì không ?

Bạch Cúc Hoa: Đó là vào tháng 6, trời rất nóng. Tôi bảo, không thể ngồi nhà được nữa, phải vào rừng kiếm phát thái, kiếm thêm ít tiền lo liệu cho con. Xem ra nó quyết tâm đi học. Cho học hết cấp hai, xem nó có hiểu được lòng mẹ không ? Học xong cấp hai, chắc con bé đã lớn.

Vương Chí: Chị đã đổi ý ?

Bạch Cúc Hoa: Đúng, tôi đã đổi ý. Trong lòng đã thay đổi, nhưng vẫn chưa quyết định được. Còn hai đứa trẻ nữa, lúc này tôi đang ốm nặng, chúng sợ tôi chết ở bên ngòai! Chà, chết ở ngoài thì về sao được nữa? Khi ở trong núi, tôi từng thốt lên: "Các con chuyến này mẹ không lo được học phí cho các con. Thì lại phải bỏ học!". Tôi ở trong núi, cảm thấy đau khổ vô cùng.

Mẹ của Mã Yến quyết định nói với con gái phải nghỉ học, nhưng vẫn để con tiếp tục học hết lớp 5…. Đây có thể là những ngày cuối cùng Mã Yến được ngồi trên ghế nhà trường.

Vương Chí: Thái độ Mã Yến như thế nào?

Bạch Cúc Hoa: Mã Yến là đứa hiểu biết. Có lúc vợ chồng tôi cãi vã, Mã Yến đã trực tiếp gặp bố, bảo bố đừng làm mẹ giận: "Bố biết không, mẹ ra ngoài làm mướn đã rất khổ !" Tôi ngồi khóc ở trong buồng, vừa khóc vừa chửi: "Không thể cậy nhờ một người đàn ông như thế. Sao mệnh tôi lại khổ đến như vậy".

Sau đó, Mã Yến lại cho thằng em lớn đến xem tôi thế nào. Tôi biết gia đình đã khó khăn, nên cũng không muốn làm các con đau khổ hơn. Tôi không khóc nữa, lặng lẽ ngồi trên giường. Thằng em nhanh chóng bày bàn, dọn đũa, Mã Yến xới cơm cho tôi, nói mẹ ăn đi, chẳng can hệ gì mà phải suy nghĩ. Nay mai các con khôn lớn thì chẳng còn gì phải lo. Mã Yến đã nói như vậy. Tôi lau nước mắt, ngồi ăn cơm. Tối đến khi chúng ngủ say tôi mới khêu đèn thật sáng, soi xem từng đứa một. Tôi bùi ngùi lẩm bẩm, mẹ chỉ cho các con sinh mệnh, không thể cho các con được lý tưởng cao xa.

Vương Chí: Trong nhật ký Mã Yến nói rất khâm phục mẹ nhưng đôi lúc vẫn còn cãi lại mẹ.

Mã Yến: Có lúc mẹ không công bằng.

Vương Chí: Nhưng còn hoàn cảnh gia đình?

Mã Yến: Kinh tế gia đình thì em hiểu, nhưng không biết phải làm gì để giúp cho bố mẹ, chỉ nghĩ rằng mình phải đi học.

Vương Chí: Những điều kiện khách quan đó cũng không làm em thay đổi?

Mã Yến: Không.

Vương Chí: Em nhất thiết phải đi học?

Mã Yến: Vâng!

* Nhật ký Mã Yến: Để có bát cơm...* Nhật ký Mã Yến: Chiếc bút và bóng dáng của mẹ...* Nhật ký Mã Yến, cuộc sống thường ngày của một học sinh TQ* Nhật ký đòi quyền sống của những con người nhỏ bé

Nguồn: Nhật ký Mã Yến (Nhà xuất bản Hội nhà văn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên